Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ hài cốt bí ẩn trên núi thầy tu

Những bộ hài cốt được cho là của nữ giới nằm ở ngọn núi Athos, Hy Lạp, khiến các nhà khảo cổ học tò mò, bởi từ thế kỷ 10, tu viện ở đây đã cấm cửa phụ nữ.

Nhà nhân chủng học Laura Wynn-Antikas đã dành nhiều thập kỷ cho việc nghiên cứu hài cốt ở Hy Lạp. Công việc khám phá những hầm mộ, nhà nguyện đã mang đến cho TS Laura nhiều bất ngờ.

Một trong số đó là các bộ hài cốt được cho là của nữ giới trong nhà thờ Byzantine tại núi Athos (thuộc tỉnh Macedonia, Đông Bắc Hy Lạp). Athos được mệnh danh là ngọn núi không nữ giới, tập trung toàn bộ thầy tu sinh hoạt tôn giáo và tín ngưỡng.

nui thay tu Athos anh 1
Nhà thờ St Athanasios thuộc bán đảo Athos, nơi tìm thấy 7 bộ hài cốt. Ảnh: Guardian.

Trong số những bộ hài cốt được tìm thấy, nhà nhân chủng học phát hiện có một cẳng tay, xương ống chân và một số bộ phận khác mang dáng dấp của phụ nữ. Giả thuyết này xuất hiện từ sự khác biệt trong kích thước của các bộ hài cốt.

Theo nữ tiến sĩ, nếu đây là di hài của phụ nữ thật, nhiều câu chuyện cần được khám phá đằng sau. Bởi từ thế kỷ 10, tu viện tự trị St Athanasios thành lập, chỉ mở cửa cho các thầy tu. Ngọn núi Athos cấm tuyệt đối nữ giới xuất hiện, theo Guardian. 

nui thay tu Athos anh 2

Số xương cốt được tìm thấy có lẫn các cẳng tay, ống chân của phụ nữ. Ảnh: Guardian.

Các tu sĩ Athos truyền tai nhau câu chuyện về vị vua người Serbia. Ông đóng quân và sinh sống cùng vợ tại vùng đất phía Nam bán đảo. Sau khi bị phát hiện, do quy định của Athos, hoàng hậu không được đặt chân xuống lãnh thổ Athos dù chỉ một bước. Tất cả nơi trong tu viện được trải thảm, vợ nhà vua chỉ có thể di chuyển bằng kiệu, xe ngựa hoặc người cõng.

Lệnh cấm có hiệu lực trải dài tới 500 m bờ biển của bán đảo Athos. Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố lệnh cấm này bất hợp pháp nhưng bên trong tu viện vẫn duy trì. Ngay cả trong thời hiện đại, quy định này vẫn được áp dụng, mặc cho nhiều phụ nữ cố gắng phá bỏ.

nui thay tu Athos anh 3
Nhà nhân chủng học Laura Wynn-Antikas (trái) và nhà khảo cổ Phaidon Hadjiantoniou xem xét các vết tích còn lại trong những bộ hài cốt vừa tìm thấy. Ảnh: Guardian. 

Nhà khảo cổ Phaidon Hadjiantoniou cho biết nếu xác định chính xác di hài là của phụ nữ, đây sẽ là nữ giới đầu tiên được an táng tại bán đảo Athos.

Cũng theo ông Phaidon, quá khứ từng xuất hiện các cuộc xâm lược và mở cửa cho phụ nữ ra vào tu viện. Tuy nhiên, rất ít nữ giới lọt vào vùng đất tự trị này. Chính vì vậy, khi phát hiện một số xương cốt của phụ nữ, Phaidon không khỏi tò mò và liên lạc ngay với Laura.

Bán đảo Athos rộng khoảng 1.035 km2 với 20 tu viện nằm rải rác. Ước tính, Athos là nơi cư trú của 2.500 tu sĩ. Các bộ hài cốt được chôn cất trong lòng đất của nhà nguyện. Qua khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy những bộ xương này được mai táng ở nơi khác, sau đó được chuyển tới đây.  

TS Laura cho biết ít nhất 7 người được mai táng cùng nhau trong ngôi mộ. Các bộ hài cốt không đầy đủ, thiếu hộp sọ và chỉ có 7 bộ xương hàm, một phần xương mặt. Nguyên nhân các hài cốt được chuyển nơi chôn cất vẫn là câu hỏi lớn với nhóm nghiên cứu.

Toàn bộ hài cốt tìm thấy được bọc trong giấy nhôm, bảo quản bởi hộp cứng và chuyển tới Trung tâm nghiên cứu Demokritos Hy Lạp ở Athens vào mùa thu tới. Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là TS Yannis Maniatis, sẽ tiến hành xác định niên đại của hài cốt.

Quá trình này có thể mất tới ba tháng, kèm những xét nghiệm ADN để trả lời cho câu hỏi mà hơn 2.500 tu sĩ lẫn nhóm nghiên cứu thắc mắc: Liệu đây có phải hài cốt của một phụ nữ hay không?

Trận chiến 'quân ta đánh quân mình' khiến 10.000 người thương vong

Cuộc chiến quân đội Áo tự đánh mình được coi là trận ngớ ngẩn nhất lịch sử. Vì say rượu, binh lính tự đánh nhau khiến khoảng 10.000 thương vong.

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm