Hai bên gia đình đã dọa dẫm, truy hỏi, bố mẹ Mỵ nhận 5 triệu đồng tiền ăn hỏi của nhà trai. Đám cưới dự kiến diễn ra vào ngày 15/1. Trước tình cảnh đó, Mỵ đã vô cùng đau khổ, gọi cho một nhà báo ở thành phố Cao Bằng và đang chuẩn bị bỏ trốn khỏi bản lảng, ra đó tá túc để lánh nạn.
Mỵ cũng đã viết đơn báo cáo việc này lên nhà trường nơi mình theo học. Thầy Long, hiệu phó nhà trường đã nhận đơn và kịp thời làm việc với UBND xã để cơ quan chức năng kịp thời can thiệp vụ tảo hôn nhẫn tâm này.
Hoàng Thị Mỵ. |
Tuy nhiên, chiều 13/1, kêu cứu đến các nhà báo, Mỵ vẫn khóc lóc rằng chỉ còn hai ngày nữa là diễn ra đám cưới, nếu phải cưới thì em sẽ tự tử. Một mình Mỵ không biết chạy đi đằng nào, vì từ nhà ra tỉnh gần 200km đường núi. Bản thân em là nữ sinh lớp 9, nói tiếng Việt chưa sõi.
Anh Ninh - Giám đốc trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Bảo Lạc - đã trực tiếp vào cuộc, cùng cơ quan chức năng giải quyết vụ việc. Bà Lục Thị Thắng - quyền Chi cục trưởng Dân số tỉnh Cao Bằng - lo lắng: "Chúng tôi đã đề nghị các ban ngành, địa phương cùng vào cuộc hoãn đám cưới tảo hôn kể trên".
Hoàng Thị Mỵ khi tìm cách xin đi theo phóng viên để tránh nạn cưới tảo hôn phải bỏ ngang tuổi học. |
Mỵ quen phóng viên khi cùng với Đài phát thanh truyền hình Cao Bằng về làm phóng sự chống nạn tảo hôn với những đứa trẻ 12-14 tuổi đã lấy vợ lấy chồng và hôn nhân cận huyết.
Không có con đường nào kêu cứu, chạy Mỵ đã khóc lóc chạy theo phóng viên lên tận UBND xã xin đi theo đoàn nhà báo để thoát khỏi địa ngục ép cưới tảo hôn. Ngay lập tức, Mỵ đã được vào làm việc, báo cáo tình hình với Bí thư đảng ủy xã Tân Lập.
Tuy nhiên, quá trình xử lý việc ép hôn, tảo hôn trái pháp luật này chậm được giải quyết. Vì vậy, cơ quan chức năng huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng cần vào cuộc, tránh tình trạng đối xử tàn nhẫn với học sinh như vậy, đặc biệt tránh tình trạng trong cơn cùng quẫn, cô bé có thể sẽ tự tử như kế hoạch.