Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bị kẹt dị vật trong phổi suốt 7 năm, đi 5 bệnh viện mới lấy ra được

Bé trai không may bị sặc khiến chiếc kèn đồ chơi rơi xuống phổi, nhưng suốt 7 năm sau vẫn không phát hiện bất thường.

Dị vật được lấy ra từ phổi của bệnh 7 là kèn trong giày trẻ em, dài khoảng 2 cm. Ảnh: BVCC.

Theo TS.BS Phú Quốc Việt, Phó trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), lúc bị sặc, bé trai (hiện 15 tuổi) có báo cho gia đình.

Trẻ được đưa đến một bệnh viện tại tỉnh Quy Nhơn (Bình Định) chụp X-quang, nhưng bác sĩ cho rằng dị vật sẽ theo đường ăn ra ngoài nên không can thiệp gì.

Trong suốt 7 năm, gia đình bé trai không phát hiện điều bất thường, bởi bé bị sặc kèn nhưng không khó thở, tím tái. Bệnh nhi vẫn thở bình thường, không viêm phổi, thỉnh thoảng bị ho và mua thuốc về uống tự hết.

Cách nhập viện hơn một tháng, nam sinh bỗng ho nhiều hơn nên gia đình đưa tới khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Sau đó chuyển sang Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) để điều trị lao phổi cho bé. Thế nhưng, dị vật trong phổi vẫn không được tìm thấy.

Khi chụp CT ở Bệnh viện chuyên lao và bệnh phổi tỉnh Bình Định, các bác sĩ nghi nam sinh có dị vật đường thở. Người nhà xin chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 để nội soi đường thở.

Sau khi nắm tình hình, các bác sĩ chẩn đoán có dị vật trong phổi. Đây là ca bệnh khó vì dị vật đã nằm trong phổi quá lâu, ở rất sâu trong phế quản phân thùy dưới của phổi bên phải.

Ê-kíp phẫu thuật gặp khó khăn trong việc tiếp cận dị vật, do dụng cụ nội soi không đủ độ dài để xuống sâu phế quản phân thùy dưới. Đồng thời, một khối mô che dị vật, khiến phẫu thuật viên rất khó tiếp cận, máu chảy nhiều.

Qua 90 phút, ê-kíp phẫu thuật cuối cùng cũng lấy được dị vật dài khoảng 2 cm nhờ sử dụng kỹ thuật "4 hands". Tức 2 bác sĩ phụ nhau, cùng soi và gắp cùng lúc dị vật trong phổi bệnh nhân.

"Phải đến lần thực hiện thứ 2, chúng tôi mới lấy được dị vật ra. Đây có thể coi là một nỗ lực hết mình của ê-kíp, vượt qua mọi thử thách để lấy cho bằng được dị vật ra khỏi người bệnh", bác sĩ Việt nói.

Sau nội soi, nam sinh có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường trở lại.

Tuổi trẻ vô định và dễ sa ngã

Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.

Bộ Y tế khuyến cáo không tắm sau 22 giờ, hạn chế ra đường sáng sớm

Vào mùa lạnh, người dân có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe như cảm lạnh, hen suyễn, viêm họng, viêm phổi.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm