Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bi kịch ở 'làng một thận'

“Đời tôi tiêu rồi”, lời cay đắng của người phụ nữ bán thận, bị chồng bỏ, không tiền mua thuốc, đã phơi bày góc khuất trong hệ thống buôn bán nội tạng giữa Bangladesh và Ấn Độ.

lang mot qua than anh 1

Baiguni được biết đến là "làng một quả thận" vì nhiều cư dân ở đây đã bán thận của họ.

Ở một ngôi làng nghèo của Bangladesh, hàng trăm người dân chỉ còn sống với một quả thận. Họ từng tin rằng việc bán thận sẽ giúp đổi đời, nhưng điều chờ đợi họ lại là sự đau đớn và lừa dối.

Trong khi đó, tại các bệnh viện ở Ấn Độ, mỗi năm có hàng chục nghìn ca ghép thận được thực hiện. Đằng sau đó là một hệ thống môi giới tinh vi, dùng giấy tờ giả để hợp pháp hóa việc mua bán nội tạng - một ngành kinh doanh lợi nhuận cao nhưng đầy rủi ro và bất công, theo Al Jazeera.

Ngôi làng thành “điểm đen” bán tạng

Safiruddin (45 tuổi) sống tại làng Baiguni, huyện Kalai - một trong những nơi nghèo nhất Bangladesh. Năm 2024, ông bán một quả thận sang Ấn Độ với giá 350.000 taka (khoảng 2.850 USD) để lo cho 3 con nhỏ. Nhưng sau ca phẫu thuật, số tiền ít ỏi đã tiêu hết, căn nhà xây dở vẫn chưa xong, còn ông thì sống trong những cơn đau không dứt.

“Tôi làm tất cả vì vợ con”, ông nói với giọng trầm lắng.

Cũng như hàng trăm người khác trong làng, Safiruddin bị dụ dỗ bởi những tay môi giới hứa hẹn “lối thoát đổi đời”. Họ lo toàn bộ giấy tờ, visa, thậm chí làm giả quan hệ huyết thống để hợp pháp hóa ca ghép tạng.

Baiguni chỉ có chưa đến 6.000 dân, nhưng đã nổi tiếng với cái tên "làng một quả thận", vì quá nhiều người ở đây từng bán thận.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí BMJ Global Health năm 2023 cho thấy cứ 35 người trưởng thành ở huyện Kalai thì có 1 người từng bán thận. 83% người tham gia khảo sát nói lý do là vì nghèo. Số còn lại do nợ nần, nghiện ngập hoặc cờ bạc.

Luật Ấn Độ quy định việc hiến tạng chỉ được phép giữa người thân hoặc phải có sự chấp thuận đặc biệt từ chính phủ. Tuy nhiên, các đường dây buôn người đã tạo ra cả một hệ thống làm giả tinh vi: từ giấy khai sinh, hồ sơ bệnh viện cho đến xét nghiệm ADN.

lang mot qua than anh 2

Ông Safiruddin để lộ vết sẹo sau khi ghép thận.

“Chúng thay tên người bán, rồi làm giấy tờ công chứng giả để chứng minh họ có quan hệ gia đình với người nhận thận. Cả giấy tờ tùy thân và chứng minh nhân dân cũng bị làm giả”, giáo sư Monir Moniruzzaman, chuyên gia nghiên cứu về buôn bán nội tạng tại Đại học Bang Michigan (Mỹ), cho biết.

Một trường hợp khác là Josna Begum (45 tuổi), góa phụ có 2 con gái. Năm 2019, bà cùng chồng mới cưới bán thận sau khi bị môi giới dụ dỗ. Họ được hứa trả 700.000 taka, nhưng chỉ nhận được 300.000 (hơn 2.400 USD).

Ca phẫu thuật xong, chồng bà bỏ đi lấy vợ khác. Bà sống trong đau đớn, không đủ tiền mua thuốc.

“Đời tôi tiêu rồi”, bà nói trong nước mắt.

Sau khi ca ghép thận kết thúc, môi giới giữ luôn hộ chiếu, đơn thuốc rồi biến mất. Người bán bị bỏ mặc, không được chăm sóc, không có bằng chứng y tế và không có quyền lên tiếng.

Hệ thống tinh vi và bệnh viện làm ngơ

Luật Ghép tạng Ấn Độ năm 1994 quy định người hiến thận phải là người thân hoặc phải có phê duyệt đặc biệt. Thế nhưng, các đường dây buôn nội tạng đã tìm cách lách luật bằng các bộ hồ sơ giả chứng minh quan hệ “ruột thịt” với người nhận.

“Chỉ cần một khoản tiền, họ có thể tạo ra bộ hồ sơ trông hoàn toàn hợp pháp”, giáo sư Moniruzzaman nói.

Những bộ hồ sơ này sau đó được gửi đến hội đồng xét duyệt tại các bệnh viện. Trong nhiều trường hợp, các thành viên hội đồng hoặc bị lừa, hoặc cố tình làm ngơ vì nhận tiền.

lang mot qua than anh 3

Sau khi cùng bán thận, chồng của Josna Begum bỏ đi lấy vợ khác. Bà sống trong đau đớn, không đủ tiền mua thuốc.

Môi giới từ Bangladesh và Ấn Độ phối hợp chặt chẽ, thậm chí thuê cả bác sĩ để thực hiện ca phẫu thuật. Một người môi giới tên Mizanur Rahman cho biết: “Bác sĩ thường nhận phần lớn số tiền”.

Một cựu quan chức giấu tên từ Cơ quan Ghép tạng Quốc gia Ấn Độ thừa nhận: “Nếu bệnh viện nghi ngờ giấy tờ, bệnh nhân có thể kiện ra tòa. Để tránh rắc rối pháp lý, nhiều bệnh viện chọn cách làm ngơ”.

Ngoài ra, các đường dây buôn tạng thường xuyên thay đổi bệnh viện để né tránh điều tra. Điều này khiến việc truy dấu trở nên cực kỳ khó khăn.

“Không có bệnh viện cố định. Họ thay đổi địa điểm liên tục”, giáo sư Moniruzzaman tiết lộ.

Những đứa trẻ tim rỗng

Hiện nay, ngày càng nhiều em nhỏ mắc phải chứng "tim rỗng". Chúng đạt thành tích cao trong học tập nhưng lại thiếu sức sống và động lực sống nên được gọi là "người rỗng tuếch". Trong quá trình trưởng thành, những đứa trẻ chỉ biết học tập không ngừng nghỉ để đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ, sẽ vô tình bỏ qua cảm xúc và mong muốn của chính mình.

Động thái của tiệm photobooth vụ khách Hàn túm tóc đánh 2 cô gái Việt

Sau thông tin 2 khách Hàn Quốc hành hung 2 cô gái Việt Nam tại quán gây phẫn nộ, tiệm photobooth lên tiếng qua một thông báo, song nhanh chóng xóa đi.

Hoàng Hoàng

Ảnh: Aminul Islam Mithu

Bạn có thể quan tâm