Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bị lừa hơn 1 tỷ đồng khi đăng ký trại hè trên mạng

Đăng ký Trại hè quân đội Nhí 2024 cho con trên Facebook, chỉ trong 5 tiếng thực hiện khảo sát, chị M. bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng.

Một số fanpage mạo danh cơ quan công an, quân đội để tổ chức trại hè cho trẻ. Ảnh: Cục ATTT.

Chiều 9/5, thông tin từ Công an thành phố Hà Nội, chị M. (trú quận Hoàng Mai) lên mạng xã hội Facebook để tìm khóa học hè cho con, thấy xuất hiện nhiều nội dung quảng cáo tham gia Học kỳ trong quân đội 2024.

Các tài khoản này giới thiệu có kết nối các đơn vị quân đội trên toàn quốc. Học viên tham gia được trải nghiệm môi trường đào tạo của lực lượng vũ trang; được hỗ trợ ăn uống, đồng phục và chứng nhận của các đơn vị quân đội.

Ở mục thông tin giới thiệu có thông tin địa điểm là trụ sở làm việc của các đơn vị quân đội; đăng tải các hình ảnh, bài viết từ các trang chính thống của lực lượng quân đội. Đặc biệt, các đối tượng còn sử dụng hình ảnh hoạt động của lực lượng quân đội để đăng tải trong các bài viết quảng cáo.

trai he bi lua anh 1

Công an khuyến cáo người dân cảnh giác trước bẫy lừa đảo từ các trang đăng ký trại hè. Ảnh: Công an thành phố Hà Nội.

Thấy chị M. có nhu cầu, đối tượng dẫn dụ chị cho số điện thoại và chuyển sang nhắn tin Zalo, Telegram. Chúng yêu cầu chị M. thực hiện các khảo sát để đạt điểm tín nhiệm cao.

Tham gia "khảo sát 1" với số tiền hơn 3 triệu đồng, "khảo sát 2" với số tiền hơn 10 triệu đồng, chị M. đều được hoàn lại tiền và được trả phí khảo sát nhỏ. Khi tham gia "khảo sát 3" với số tiền 35 triệu đồng, chị M. không nhận được tiền.

Các đối tượng lấy các lý do khác nhau để yêu cầu chị chuyển tiền và để lấy lại số tiền chưa được hoàn. Trong vòng 5 tiếng, chị M. thực hiện các giao dịch chuyển tiền và bị các đối tượng chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng.

Trước đó, đầu tháng 4/2024, chị Đ.D. (trú quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) đã bị lừa số tiền hơn 81 triệu đồng khi đăng ký cho con tham gia trại hè quân sự trên mạng xã hội Facebook.

Ngày 26/4, một phụ nữ 32 tuổi ở Quy Nhơn, Bình Định, cho biết cũng bị lừa chuyển 558 triệu đồng khi đăng ký tham gia một giải chạy có tên "Kun Marathon Kid 2024" trên Facebook. Thủ đoạn là yêu cầu phụ huynh mua các sản phẩm thể thao với cam kết sẽ hoàn lại tiền, sau khi hoàn thành, con chị mới vào vòng xét duyệt chính thức để tham gia giải chạy.

Để phòng tránh lừa đảo, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP. Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên.

Theo Công an TP. Hà Nội, khi muốn đăng ký cho con học những khóa trải nghiệm, kỹ năng, phụ huynh nên liên hệ hoặc gọi điện thoại đến các trường, đơn vị để hỏi, xác minh rõ ràng. Việc đăng ký nên thực hiện trực tiếp thay vì trực tuyến, chuyển khoản.

Tuyệt đối không làm theo hướng dẫn chuyển tiền cho bất cứ ai và bất cứ lý do gì nếu chưa xác định chính xác danh tính người nhận tiền.

Cơ quan chức năng cũng khuyến cáo trong trường hợp bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

Thị trường trại hè nhộn nhịp, có khóa 185 triệu đồng

Chỉ gần một tháng nữa, năm học 2023-2024 sẽ kết thúc. Thời điểm này, thị trường trại hè, khóa học hè cho trẻ cũng trở nên sôi động với đa dạng loại hình cùng nhiều mức giá khác nhau.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm