![]() |
Minh Quang di chuyển bằng chiếc xe máy cũ trong chuyến xuyên Việt. |
Vũ Minh Quang (25 tuổi) cùng một người anh làm chung công ty bắt đầu chuyến đi xuyên Việt đầu tiên vào ngày 7/5 vừa qua, xuất phát từ Hà Nội. Phương tiện di chuyển chính của hai người là chiếc xe máy cũ hiệu Honda của Quang, trên đầu xe dán một lá cờ Tổ quốc nhỏ.
Ngày 16/5, cả hai đặt chân đến thành phố Nha Trang và quyết định nghỉ lại ở một khách sạn trên đường Trần Phú, phường Lộc Thọ. Tuy nhiên, vào 3h45 sáng 17/5, chiếc xe máy dựng trước cửa khách sạn đã bị mất cắp.
Hốt hoảng, Quang đăng tải thông tin lên mạng xã hội nhờ giúp đỡ, đồng thời nhanh chóng tới trình báo công an địa phương và làm việc với phía khách sạn.
Chia sẻ với Tri Thức - Znews, Minh Quang cho biết khách sạn nơi anh nghỉ lại có hầm gửi xe. Tuy nhiên, anh không biết và cũng không được nhân viên hướng dẫn đưa xe xuống hầm nên dựng ngay trước cửa khách sạn.
![]() |
Chiếc xe gắn với nhiều kỷ niệm của Quang khi đi phượt. |
"Tôi mua chiếc xe từ năm 2016. Nó không có giá trị quá lớn về mặt vật chất nhưng mang ý nghĩa tinh thần bởi đã đồng hành với tôi trên rất nhiều cung đường phượt từ Đông sang Tây Bắc. Đó là kỷ niệm", Quang nói.
Sau khi hành trình bị gián đoạn, Quang và người bạn đã bắt xe về Đà Lạt ở nhờ nhà một người quen. Trưa 19/5, anh trở lại Nha Trang để tiếp tục làm việc với công an địa phương và phía khách sạn.
"Trong hôm nay, tôi sẽ tùy theo kết quả làm việc với cơ quan chức năng để quyết định hướng xử lý với khách sạn. Nếu không tìm được xe sớm, chúng tôi cũng cân nhắc nhờ gia đình gửi một chiếc xe máy khác từ Hà Nội vào để tiếp tục hành trình", anh cho biết.
Phượt thủ 25 tuổi bày tỏ đây là sự cố đầu tiên và có lẽ cũng là nghiêm trọng nhất của anh trong suốt chuyến xuyên Việt. Trước đó, anh và bạn di chuyển khá thuận lợi và ghi lại được nhiều hình ảnh đẹp trên các cung đường.
"Chúng tôi dự định hoàn thành chuyến đi vào giữa tháng sau. Chúng tôi sẽ không để sự cố này ngăn cản mình đạt đến mục tiêu", anh chia sẻ.
Theo tác giả James Suzman, Đông Á được coi là khu vực đang phải chịu hậu quả nặng nề từ thực trạng nhân viên làm việc quá sức. Những con số đáng báo động về "văn hóa 996" ở Trung Quốc, hiện tượng "karoshi" (làm việc đến chết) tại Nhật Bản... được đề cập trong cuốn sách Lịch sử việc làm khiến chúng ta phải giật mình.