1. Chăm sóc cơ bản
Theo Daily Mail, đôi bàn chân cần được chăm sóc thường xuyên bằng cách vận động và tẩy da chết một đến hai lần mỗi tuần. Từ 35 tuổi trở đi, quá trình lão hóa bắt đầu tăng mạnh ở đôi chân, da trở nên khô, mỏng đi và mất tính đàn hồi, thậm chí bong tróc, nứt nẻ… Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm thích cho bàn chân để ngăn quá trình lão hóa.
2. Tẩy da chết
Da bàn chân khô, bong tróc gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Bạn có thể dùng vòi hoa sen để massage chân mỗi ngày. Lớp da khô, chai sạn sẽ phát triển mạnh hơn ở những vị trí tiếp xúc với giày dép như các khớp ngón chân, gót chân… Tẩy da chết khiến đôi chân mềm mại hơn tuy nhiên đối với các vị trí này bạn không nên quá mạnh tay.
3. Nhận biết dấu hiệu nấm móng kịp thời
Nếu móng chân bị nứt, ngả màu vàng, có thể bạn đã nhiềm trùng nấm và cần gặp bác sĩ để điều trị kịp thời. Hiện nay, các bác sĩ khuyên bạn nên dùng thuốc chống nấm hoặc điều trị bằng tia laser để loại bỏ tận gốc mầm bệnh.
4. Sấy khô chân
Sau khi tắm, hãy dùng máy sấy tóc để làm khô chân nhanh chóng. Sau đó, bạn nên bôi dầu dưỡng ẩm với tính chất khử trùng nhẹ và kháng nấm ít nhất 2 lần mỗi tuần để chống nhiễm trùng.
5. Cắt móng thường xuyên
Cắt móng chân thường xuyên giúp tránh tổn thương khi đi giày. Bạn nên chú ý cắt phần da chết bởi chúng có thể khiến móng chân mọc đâm sâu vào da.
6. Không dùng gel đánh bóng móng
Sử dụng sơn móng tay thường xuyên có thể làm các vết khô nứt ở chân nghiêm trọng hơn. Tẩy sơn móng bằng aceton có thể khiến móng bị mài mòn, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
7. Dùng móng giả để bảo vệ
Nếu móng của bạn bị tổn thương nặng do tại nạn hoặc chơi thể thao, nó sẽ khó phát triển bình thường và trở nên xấu xí. Các chuyên gia khuyên bạn nên dùng móng giả để bảo vệ và thúc đẩy sự tăng trưởng móng.
8. Gặp chuyên gia để xử lý
Bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị khi móng bị tổn thương. Nhân viên tại các thẩm mỹ viện thường không có chuyên môn y tế, họ có thể khiến tình trạng móng của bạn trở nên tồi tệ hơn.