Vấn đề nằm ở phương pháp
Bạn Phan Nhật Nam, du học sinh đang ở Đài Loan cho rằng, để giỏi tiếng Anh, không thể trông chờ vào chương trình học ở trường được, kể cả ở cấp đại học. “Vấn đề nằm ở phương pháp học. Dù có say mê nhưng học không đúng cách thì không bao nghe nói được”, Nam chia sẻ.
Hãy nhìn lại môi trường dạy và học tiếng Anh ở các trường cơ sở, phổ thông, thậm chí là đại học tại Việt Nam. Trước hết, môn học tiếng Anh không được ưu tiên hơn các môn học giúp các em định hướng thi đại học. Mỗi tuần được học 2-4 tiết, quá ít để các em xem đó là môn học chính và say mê.
Hơn nữa, chính phần lớn người dạy đã không tạo được niềm say mê cho học sinh của mình. Quy trình cảm thụ một ngôn ngữ mới thường là nghe - nói - đọc - viết. Ở trường thầy cô chỉ chăm chăm dạy ngữ pháp rồi từ vựng, tức đi ngược qui trình. Kỹ năng đọc thì nói không quá có thể xem là ai nói nấy hiểu. Môi trường để các em phát âm đúng chưa có, cơ hội được nói hiếm hoi khiến trẻ ngày càng sợ đến giờ học tiếng Anh. Đó là chưa kể đến cách dạy theo kiểu máy móc, ghi ghi chép chép, ra khỏi trường là quên gần hết những gì đã bị học.
Đây không chỉ là vấn đề của Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới cũng từng đối mặt vấn đề này. Những nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… với ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt với Anh ngữ là gặp nhiều khó khăn nhất. Nhưng họ đã mạnh dạn áp dụng các giải pháp tiên tiến và đạt được những thành quả ngoài sức mong đợi. Nhìn thấy cơ hội đó, một số tổ chức giáo dục Việt Nam đã nhanh chóng làm theo.
Một số trung tâm Anh ngữ tiên phong triển khai phương pháp học phản xạ tự nhiên, tăng cường tính giao tiếp. Tuy nhiên, khó khăn khi học ở những nơi này là học phí không hề rẻ. Nguyên nhân là họ sử dụng nhiều giáo viên nước ngoài nên chi phí khá cao. Trong số đó, trung tâm Anh ngữ Việt Mỹ (VATC) lại chọn hướng đi khác nhưng thực dụng hơn. Các chương trình dạy tiếng Anh thông qua bài giảng số cho học sinh từ mẫu giáo đến phổ thông như làn gió mới trong quá trình tìm giải pháp giúp trẻ em say mê học tiếng Anh. Trong khi đó, chi phí lại khá rẻ.
VATC là một trong những đơn vị triển khai hình thức này rất sớm. Trung tâm đã có chương trình dạy các môn Toán, tiếng Anh và các môn khoa học hoàn toàn bằng tiếng Anh (Digiclass). Điểm nổi bật ở đây là tinh thần vừa học vừa chơi, bởi 70% thời lượng học là dành cho học sinh tương tác với bảng điện tử, bạn bè và trao đổi trực tiếp với thầy cô. Nhờ những lợi điểm đó mà mới triển khai vào mùa hè năm 2013, đến nay chương trình này đã có hơn 2.000 học sinh theo học. Sắp tới, chương trình Digiclass sẽ được nhân rộng thêm qua hệ thống trung tâm Anh ngữ VATC, song song với chương trình đang tổ chức ở các trường học.
Hiệu quả đến đâu?
Dù có nhiều ưu điểm nhưng mới triển khai được một năm, hoài nghi về tính hiệu quả chắc chắn là điều không thể tránh khỏi.
Có thể thấy rằng, chi phí của chương trình Digiclass rất thấp, 300.000 đồng - 1 triệu đồng/năm, bao gồm phí cấp chứng chỉ. Nếu so với các trung tâm Anh ngữ với chi phí khoảng 1-3 triệu/tháng thì Digiclass rõ ràng rất cạnh tranh. Với các trường, chương trình còn cung cấp toàn bộ trang thiết bị theo công nghệ bài giảng số. Nhưng nói sao đi nữa thì chất lượng học mới là yếu tố quyết định.
Trong lần hội thảo được tổ chức vào tháng 6 năm rồi, trao đổi với đại diện Sở Giáo dục TP.HCM, ông Đàm Quang Minh, Giám đốc điều hành VATC cho biết, họ là đơn vị tiên phong đưa giáo trình bài giảng số vào chương trình dạy. Với bảng điện tử thông minh giúp học sinh tương tác trực tiếp, phương pháp này giúp loại bỏ cách học máy móc cũ kỹ là ghi chép. Với các giải pháp được xem là đột phá, Digiclass hy vọng không những giúp trẻ em Việt hứng thú hơn khi học tiếng Anh mà còn đạt các tiêu chuẩn như học sinh Âu Mỹ khi hoàn thành khóa học.
Thật ra, dạy tiếng Anh bằng bài giảng số, vốn là chìa khóa xóa mù tiếng Anh cho các nước như Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Bảng điện tử giống như chiếc điện thoại di động cảm ứng có màn hình lớn được triển khai ở gần 7.000 trường học ở Ấn Độ. Không chỉ học tiếng Anh, học sinh còn được xem phim, chơi game… để việc học được thoải mái nhất. Chương trình học cũng vừa phải, chỉ 4-8 tiết/tuần tùy chương trình.
Hiện nay, Digiclass có hai chương trình: CBSE-i quốc tế và Edexcel quốc tế. CBSE-i là chương trình vốn rất thành công ở Ấn Độ và đang được triển khai ở 23 quốc gia ngoài nước này. Còn Edexcel-i thuộc tập đoàn giáo dục toàn cầu Pearson (Anh quốc) phát triển, tổ chức giáo dục có quy mô còn lớn hơn cả trường đại học Harvard của Mỹ. Edexcel là nơi tổ chức thi và cấp bằng cho hơn 1,7 triệu học sinh trên 80 quốc gia mỗi năm. Hai chương trình hàng đầu thế giới này đang được triển khai tại Việt Nam thông qua Ismart và hệ thống trung tâm Anh ngữ VATC.
Sau khi hoàn thành mỗi khóa học (có 3 cấp, từ mẫu giáo đến lớp 12), học sinh Việt Nam được cấp các chứng chỉ tương đương học sinh ở các nước Âu Mỹ. Bên cạnh đó, chương trình học bám sát nội dung mà học sinh học tại trường giúp người học tăng hiệu quả rèn luyện.
Tổ chức giáo dục Hoa Kỳ:
- 426-428 đường 3 tháng 2, phường 12, quận 10
Điện thoại: 08 3862 4888
- 45 Đinh Tiên Hoàng, P. Bến Nghé, Q.1
Điện thoại: 08 3911 1429
- 123 - 125 - 127 Bình Phú, P. 11, Q.6, TP.HCM
Điện thoại: 08 3875 6539. Fax: 08 3876 6211
- 34 Quang Trung, P.10, Q. Gò Vấp
Điện thoại: 08 6295 7248. Fax: 08 3589 3787
- 17 Võ Văn Tần, P.6 Q.3
Điện thoại: 08 6295 7248. Fax: 08 3589 3787
Website: www.vatc.edu.vn
Tư liệu: VATC