Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bí quyết tăng chiều cao sau 18 tuổi

Chiều cao của con người bắt đầu giảm sau tuổi trưởng thành. Nếu biết cách kết hợp nhiều yếu tố khác nhau, bạn vẫn có thể cải thiện vóc dáng như ý muốn.

1. Nguyên nhân làm giảm chiều cao

Chế độ dinh dưỡng kém: Theo Stylecraze, mất cân bằng protein, canxi và năng lượng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Thiếu hụt dinh dưỡng gây rối loạn đường ruột, hấp thụ kém dẫn đến còi cọc, chậm lớn và giảm chiều cao.

Rối loạn xương: Chiều cao không phát triển có thể là do sự rối loạn bất thường của sụn và xương. Trẻ mắc chứng loạn sản xương hoặc bệnh gân hóa xương (chondrodystrophy) khiến vóc dáng thấp và tỷ lệ cơ thể bất thường. Nguyên nhân của bệnh này có thể do di truyền, hoặc kết quả của phản ứng sinh hóa.

Rất nhiều nguyên nhân cản trở quá trình phát triển cơ thể, đặc biệt là chiều cao. Ảnh: Lifestyles.

Chậm phát triển từ trong bụng mẹ: Một số trẻ có kích thước nhỏ bé ngay từ khi mới ra đời, đặc biệt ở trẻ sinh non. Chúng có kích thước và cân nặng hơn so với tuổi thai của mình, điều này được gọi là chậm phát triển từ trong tử cung. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do nhau thai, do nhiễm virut như bệnh sởi trong thai kỳ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ.

Dậy thì sớm: Trẻ dậy thì sớm cũng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của xương. Chiều cao của trẻ dậy thì sớm vẫn phát triển nhưng quá trình này kết thúc sớm và nhanh chóng hơn bình thường.

Thiếu hụt hormone tuyến giáp: Đây là hormone điều chỉnh sử tăng trưởng của cơ thể và điều hòa quá trình trao đổi chất. Vì vậy, nguyên nhân này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ.   

2. Bí quyết tăng chiều cao sau 18 tuổi

Duy trì bữa sáng lành mạnh

Bữa sáng cung cấp năng lượng kể cả khi bạn làm việc, hay đi chơi chơi, tập thể thao. Bỏ qua bữa sáng không phải là lựa chọn lành mạnh cho sự phát triển cơ thể và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao. Một bữa sáng khoa học, hợp lý giúp tăng sự trao đổi chất, tác động tích cực đến chiều cao. 

Bạn có thể bắt đầu một ngày với ngũ cốc, cháo yến mạch, kết hợp các loại trái cây khô như hạt điều, nho khô. Bổ sụng trứng vào bữa sáng vì nó rất giàu vitamin D và canxi giúp bạn tăng cường xương và chiều cao trong quá trình xương hóa. Ngoài ra, có thể dùng sữa đậu nành, sữa chua tươi, trái cây giàu chất xơ…

Dinh dưỡng hợp lý

Nhiều người không đạt được chiều cao tối đa do không đủ dinh dưỡng. Để khắc phục điều này, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất. Đặc biệt là các thực phẩm giàu kẽm, mangan và phốt pho như bông cải xanh, cải bắp, mận, đào, nho, chuối, bí đỏ, các loại đậu… Đây là những khoáng chất giúp hỗ trợ xây dựng mô xương, cải thiện lưu thông máu và thúc đẩy tăng trưởng chiều cao tự nhiên. 

Các loại thực phẩm giàu vitamin A và protein như rau bina, củ cải đường, cà rốt, thịt gà, thịt bò, cá, trứng… cũng rất hữu ích cho quá trình trao đổi chất, tăng cường chất lượng và số lượng ADN.

Chế độ ngủ nghỉ đầy đủ

Ngủ đủ giấc đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tổng thể và chiều cao, thậm chí kể cả khi bạn có chế độ ăn uống lành mạnh nhưng thiếu ngủ, bạn vẫn sẽ thấp. Thức trắng đêm còn làm nhiễu loạn sự tiết hormone tăng trưởng và phát triển cơ thể.

Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu carbohydrate như khoai lang hay gạo để kích thích ngủ, nhưng không nên ăn quá nhiều. Thanh thiếu niên cần ít nhất 8,5-11h ngủ mỗi đêm để giúp cơ thể phát triển và tái tạo các mô trong khi ngủ. Duy trì thời gian ngủ nghỉ hợp lý, hình thành thói quen ngủ và dậy sớm để cơ thể sản xuất nhiều hormone tăng trưởng.

Chia nhỏ các bữa ăn

Ăn 6 bữa mỗi ngày thay vì 3 bữa để thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể. Những gì bạn ăn có thể quyết định sự tăng trưởng chiều cao và lượng hormone tăng trưởng. Vì vậy, điều quan trọng là đảm bảo bạn luôn nhận đủ lượng vitamin, khoáng chất cần thiết để đạt được chiều cao lý tưởng tự nhiên.

Tập thể dục và yoga

Tập thể dục là một yếu tố quan trọng giúp bạn tăng trưởng chiều cao. Bạn có thể tập luyện những bài tập đơn giản như xà đơn, xà kép, bóng rổ, bóng đá và bơi lội. Ngoài ra, yoga cũng rất hiệu quả để tăng chiều cao, sự dẻo dai. 

Duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng

Béo phì có thể gây ảnh hưởng xấu đến chiều cao và gây ra một số vấn đề về sức khỏe như làm suy yếu đĩa đệm, gây áp lực lên xương khớp và làm cơ thể thấp đi. Vì vậy, bạn cần phải duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý bằng cách thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng và tập luyện thích hợp.

Tư thế cơ thể hợp lý

Luôn cố gắng giữ cho đầu và cổ thẳng trong một tư thế cơ thể thẳng. Cong người, gù lưng ảnh hưởng đến tủy sống và ngăn chặn phát triển chiều cao bình thường.

Duy trì tư thế cơ thể hợp lý giúp phát triển chiều cao bình thường. Ảnh: Stylecraze.

Uống nhiều nước

Nước không chỉ giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể mà nó còn tốt cho hệ thống tiêu hóa. Vì vậy, nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày theo khuyến cáo để có sức khỏe tốt hơn.

Tránh sử dụng các chất ức chế tăng trưởng

Thanh thiếu niên trẻ tuổi thường xuyên dung nạp những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia mà không nhận ra tác hại nguy hiểm của chúng đến sự phát triển cơ thể. Kháng sinh, thuốc gây nghiện, thuốc lá và rượu được xem là những chất gây ức chế tăng trưởng cần tránh để phát triển chiều cao tự nhiên.

Tăng cường các bài tập phát triển chiều cao

Chạy nước rút với tốc độ cao sẽ giúp cơ thể sản xuất một lượng lớn hormone tăng trưởng. Bài tập này còn tác động tới cấu trúc, giúp xương chắc khỏe, phục hồi và tăng trưởng nhanh.

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, các bài tập kéo dài cơ có thể làm tăng chiều cao tới 7,5 cm nếu thực hiện thường xuyên. 

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm