Bình chườm nóng trên bàn làm việc khiến Danielle bị đánh giá là không chuyên nghiệp. |
Khi còn làm lễ tân cho một công ty luật vào năm 2019, Danielle Whba (Australia) bị nhắc nhở rằng bình chườm nóng mà cô để trên bàn làm việc là "không chuyên nghiệp".
Nhưng người ta không biết chiếc bình nước nóng là thứ quan trọng giúp cô chống lại những cơn đau bụng cho căn bệnh lạc nội mạc tử cung.
Danielle kể rằng thời điểm đó, cô cố gắng tập trung vào công việc nhưng thường xuyên phải trải qua những cơn đau "như dao đâm", lan ra khắp cơ thể do căn bệnh.
"Tôi đau đớn, bị chuột rút khiến toàn thân như tê cứng. Tôi cảm nhận được cơn đau trên từng tế bào", cô nói với tờ news.au.com.
Các phương pháp điều trị bằng dược phẩm để điều trị lạc nội mạc tử cung hiện có chỉ có tác dụng giảm nhẹ, nghĩa là chúng không giúp chữa khỏi bệnh mà chỉ có tác dụng giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
Suốt thời gian tại văn phòng, cô phải kín đáo đi dạo để giảm bớt cơn đau, hoặc uống Panadol, Nurofen để giảm bớt triệu chứng đau đớn. Danielle cũng mặc quần áo dày hơn để che giấu bình chườm nóng mà cô thường sử dụng ở bàn làm việc, chỉ để đồng nghiệp không nhận ra bệnh tình của mình.
"Tôi mặc nhiều lớp áo quần, nhét bình nước nóng vào trong và mặc thêm một lớp quần áo bên ngoài để che nó đi", cô kể.
Danielle hiện tại kinh doanh bình chườm nóng và ủng hộ cho những phụ nữ gặp vấn đề giống mình. |
Cuối cùng, cô thấy thoải mái hơn khi có thể nói với sếp của mình rằng đang phải sống chung với căn bệnh lạc nội mạc tử cung. Cuộc nói chuyện khá khó khăn bởi cô sợ sếp sẽ cằn nhằn chê trách.
Nhưng sau đó cô hối hận vì mình đã tiết lộ bệnh tình.
Một ngày nọ, cô đau đớn đến mức nôn mửa tại văn phòng, phải nghỉ làm để vào viện cấp cứu. Danielle nhắn tin cho đồng nghiệp giải thích lý do mình vắng mặt rồi mới đi.
Khi nằm viện, cô được chẩn đoán mắc thêm u nang buồng trứng và bác sĩ thông báo cần phải phẫu thuật.
Khi đang nằm viện chịu đau đớn, cô gái trẻ nhận thêm cú sốc là cuộc gọi của sếp. Anh ta gọi điện không phải để hỏi thăm tình hình của nữ nhân viên mà để phàn nàn rằng không muốn một người có vấn đề như cô trở lại văn phòng.
Kết quả, cô bị sa thải khi đang nằm trên giường bệnh.
Danille không phải phụ nữ duy nhất có trải nghiệm đau lòng như vậy. Theo thống kê tại Australia, cứ 6 phụ nữ thì có một người mất việc trong quá trình chống chọi với các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung.
Cô nói rằng trải nghiệm đó rất đau đớn, nhưng phải mất nhiều năm để cô nhận thức được rằng đó không phải lỗi của mình. "Tôi không bao giờ chia sẻ với nhà tuyển dụng nào về vấn đề của mình nữa. Câu chuyện đó đã khiến tôi quá tổn thương".
Danielle hiện 27 tuổi và làm việc bán thời gian cho một công ty luật, đồng thời là người sáng lập công ty sản xuất sản phẩm bình chườm nóng Ailia.
Phần lớn thời gian, cô là "ông chủ của chính mình" nên không còn phải khổ sở che giấu những cơn đau do bệnh tật. Cô cũng là người tích cực lên tiếng để ủng hộ những phụ nữ đang phải trải qua vấn đề giống mình, chống lại bất công mà họ phải chịu nơi làm việc.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.