Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bị són tiểu kéo dài hơn 10 năm

Chị Nguyễn Thị Thương (48 tuổi, Thanh Hóa) không dám cười hay du lịch xa, từ bỏ môn thể thao yêu thích, sử dụng băng vệ sinh cả ngày… vì bệnh tiểu són.

Đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội thăm khám, chị Nguyễn Thị Thương ngại ngùng chia sẻ tình trạng hăm bẹn, đỏ rát vùng chậu do sử dụng băng vệ sinh, bỉm quần hàng ngày. Bác sĩ chẩn đoán chị mắc chứng són tiểu, gây rối loạn tiểu hơn 10 năm qua.

Chị Thương mang thai hai lần và triệu chứng nước tiểu rò rỉ không kiểm soát xuất hiện từ lần mang thai đầu tiên. Tuy nhiên, thấy nhiều người có dấu hiệu tương tự, chị chủ quan xem đây là hiện tượng bình thường khi có thai và sau sinh nở. Đặc biệt, trong 3 năm gần đây, triệu chứng són tiểu tăng nặng, chị rò rỉ nước tiểu cả khi thực hiện hoạt động đơn giản như bật cười, nói chuyện, leo cầu thang...

“Tôi làm giáo viên, phải gặp gỡ nhiều người nên cảm thấy rất bất tiện, nhưng không thể chia sẻ cùng ai. Gia đình phải cho tôi nhà vệ sinh riêng. Tôi đổi toàn bộ quần áo sang đồ tối màu, sử dụng băng vệ sinh thường xuyên, nhiều lúc phải dùng bỉm dạng quần cho người lớn”, chị Thương kể.

Chị Thương từng thăm khám, uống thuốc kết hợp bài tập sàn chậu nhưng không đem lại hiệu quả. Một lần đi tiểu ra máu, chị Thương hốt hoảng kiểm tra và được chẩn đoán viêm nhiễm vùng kín do sử dụng băng vệ sinh thường xuyên, gây mất cân bằng độ pH âm đạo. Vượt qua tâm lý e ngại, chị Thương tìm hiểu và đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội với hy vọng điều trị dứt điểm.

BVDK Tam Anh,  son tieu anh 1

Bác sĩ Hiền Lê thăm khám và tư vấn cho người bệnh són tiểu.

ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê - bác sĩ cao cấp Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội - chỉ định chị Thương thực hiện phẫu thuật TOT phục hồi và nâng đỡ sàn chậu. Phương pháp sử dụng lưới nâng niệu đạo, tạo vùng đệm thay thế cho phần cơ đã yếu, ngăn chặn dòng tiểu són khi vận động. Kỹ thuật này thực hiện trong thời gian ngắn, khoảng 15-20 phút và theo dõi tại viện trong 24 giờ.

Chị Thương cho biết phẫu thuật nhanh, sau mổ ít cảm giác đau và có thể vận động nhẹ nhàng sau một ngày. Tần suất buồn tiểu và đi tiểu giảm sau ba ngày, chị có thể lên xuống cầu thang bộ thoải mái. Chị cũng bắt đầu tập đá cầu, bóng chuyền, khiêu vũ hai tuần sau phẫu thuật. Ba tuần sau mổ, chị Thương tự tin du lịch dài ngày cùng bạn bè và người thân.

ThS.BS Hiền Lê nhấn mạnh tình trạng són tiểu có thể gặp ở 30% phụ nữ, phổ biến giai đoạn sau sinh; người trong độ tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh; trên 70 tuổi. Dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chứng són tiểu tác động nhiều đến vấn đề tâm lý và chất lượng sống người bệnh.

BVDK Tam Anh,  son tieu anh 2

Són tiểu kéo dài gây suy giảm chất lượng sống của phụ nữ. Ảnh: Edemenca.

Người mắc chứng són tiểu không tự chủ cảm thấy tự ti, gặp nhiều vấn đề tâm lý. Són tiểu nhiều tăng nguy cơ mùi hôi, viêm nhiễm vùng kín ở phụ nữ. Nhiều trường hợp ngại quan hệ vợ chồng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Để điều trị chứng són tiểu, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để đánh giá tình trạng và có phác đồ tập phục hồi chức năng, dùng thuốc hoặc chỉ định phẫu thuật phù hợp.

Khuê Lâm - Minh Chi

Bạn có thể quan tâm