Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bị thú cưng 'cắn yêu', phụ nữ 34 tuổi tử vong sau vài ngày

Sau khi bị chuột cắn vào tay, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao không ngừng và tử vong vì một cơn đau tim.

Vừa qua, Simone Stapley, 34 tuổi, đến từ Oxfordshire, Anh, đã qua đời vì một cơn sốt. Được biết, vài ngày trước, cô bị thú cưng là chú chuột nhỏ cắn vào ngón tay. Dù có dấu hiệu nhiễm trùng, vì công việc quá bận rộn, Stapley chủ quan không đi khám, chỉ vệ sinh sát trùng đơn giản.

Tình trạng của Stapley xấu đi, khi cô sốt cao không hạ và có dấu hiệu đột quỵ. Bạn trai của Stapley là Ryan Bligdon đã nhanh chóng gọi xe cấp cứu.

Qua kết quả kiểm tra, bác sĩ kết luận Stapley bị sốt do chuột cắn. Đây là hiện tượng sốt ở người gây ra bởi vết cắn của các loài gặm nhấm, thông thường là chuột, từ đó truyền vi khuẩn lây bệnh. Dù được bác sĩ điều trị tích cực, một ngày sau khi nằm viện, Stapley lên cơn đau tim và qua đời.

qua doi vi chuot can anh 1
Nuôi chuột làm thú cưng, người phụ nữ qua đời vì một vết cắn. Ảnh: Vietnamnet.

Qua trường hợp này, bác sĩ cảnh báo nhiều người nên nhận thức những nguy hiểm của vết thương do chuột cắn. Vết cắn chứa nước bọt của chuột có thể mang căn bệnh sốt. Căn bệnh này do các loại vi khuẩn sống trong nước bọt của chuột gây ra.

Bệnh bình thường có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, không được điều trị kịp thời, nó dễ phát triển thành căn bệnh nghiêm trọng và dẫn đến tử vong. Các triệu chứng bao gồm sốt, nôn mửa, đau đầu và đau cơ. Biến chứng của sốt có thể dẫn đến nhiễm trùng phổi, gan và tim.

Những người có vật nuôi là loài gặm nhấm nên rửa tay ngay sau khi chạm, cho ăn hoặc chăm sóc chúng.

Chuột và loài gặm nhấm được xem là ổ chứa virus Hanta lây từ chuột sang người thông qua đường hô hấp. Bạn có thể bị lây nhiễm khi hít phải các chất thải ra từ chuột hay bị cắn, qua niêm mạc mắt và miệng, do nước hoặc thức ăn bẩn đã bị nhiễm Hanta trước đó, kể cả khi chết xác chuột vẫn còn phóng thích virus Hanta.

Virus này có trong nước tiểu, phân, nước bọt của loài gặm nhấm như chuột nuôi làm cảnh (chuột cảnh), chuột ở phòng thí nghiệm (chuột bạch), chuột đồng, chuột cống.

Virus Hanta không gây bệnh trên cơ thể chuột nhưng sẽ gây bệnh trên người. Bệnh này gồm viêm phổi do virus Hanta và sốt xuất huyết kèm theo suy thận.

Con đường lây nhiễm của nó cũng thông qua đường phân, nước tiểu, vết cắn và dịch của chuột thải ra. Bệnh có triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, sưng huyết kết mạc, đau cơ, nổi hồng ban.

Căn bệnh nguy hiểm chết người tiềm ẩn trong thịt chuột

Từ lâu, thịt chuột được xem là đặc sản của nhiều vùng quê. Tuy nhiên, món ăn này vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh nếu không được chế biến đảm bảo.

https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/bi-chuot-canh-can-yeu-nguoi-phu-nu-34-tuoi-tu-vong-sau-vai-ngay-545440.html

Theo An An/ Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm