Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Biếm họa ngôn ngữ teen trong đề Văn lớp 10 TP.HCM

Bên cạnh đề nghị luận về cuộc sống của một cậu bé vùng biển, đề Văn thi vào lớp 10 tại TP.HCM năm nay còn thú vị với biếm họa về ngôn ngữ tuổi teen.

Biếm họa ngôn ngữ teen trong đề Văn lớp 10 TP.HCM

Bên cạnh đề nghị luận về cuộc sống của một cậu bé vùng biển, đề Văn thi vào lớp 10 tại TP.HCM năm nay còn thú vị với biếm họa về ngôn ngữ tuổi teen.

Sáng nay (21/6), kết thúc môn thi Ngữ văn vào lớp 10 ở TP.HCM, nhiều thí sinh bước ra khỏi phòng thi với tâm trạng hào hứng vì đề thi ra vừa sức, đảm bảo các bạn trên điểm trung bình.

Tại hội đồng trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, nhiều thí sinh không vội ra về sớm mà nán lại sân trường trao đổi về đi thi. Nhận xét chung về đề thi, bạn Trần Hào Phong (THCS Colette) cho rằng: “Các câu hỏi đều nằm trong chương trình học, thầy cô đều đã ôn hết cho chúng em. Câu 2 nói về ngôn ngữ teen thuộc phương châm hội thoại nào cô đã ôn, ở câu nghị luận thì dạng đề này là hiện tượng đời sống cũng được cô cho dàn bài kỹ. Dù vậy, với câu làm Văn, em thấy là hơi dài khi cho đến hai bài thơ”.

Đặc biệt, câu 2 còn có một hình ảnh minh họa cậu bé nói "Bố ơi con hết tiền" bằng ngôn ngữ teen. Đây là lần đầu tiên một đề thi Văn tuyển sinh lớp 10 có hình ảnh minh họa, khiến nhiều thí sinh bỡ ngỡ nhưng thích thú. Mặc dù vậy, câu này không phải là một câu hỏi khó với thí sinh.

Phan Hoàng Bích Trâm (THCS Lê Lợi) bày tỏ: "Em cũng hơi thấy lạ khi đề thi Văn có hình ảnh minh họa. Nhưng quan trọng em làm tốt câu lý thuyết này, chỉ cần học thuộc bài là làm được".

Một thí sinh vui mừng khi làm xong bài, chạy ùa đến chỗ mẹ mình
Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 tại TP.HCM.

Ở câu nghị luận, thí sinh tỏ ra khá hào hứng. “Đây là câu em thấy hay thích thú nhất vì được thoải mái nói suy nghĩ”.

Vũ Hoàng Thảo Anh (TH Thực hành sư phạm) chia sẻ: "Đề thi yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ với câu chuyện những học trò nghèo ở miền biển Quảng Ngãi ngày hè đi bắt cua, bắt ốc… nuôi ước mơ đi học. Cha mẹ ăn khổ mấy cũng chịu, miễn con tới trường là vui. Trích đoạn được trích trong bài báo “Ôm ước mơ đi về phía biển” trên báo Thanh Niên ra ngày 18/6/2013".

Trước vấn đề này, Thảo Anh nói: “Em nói lên sự thán phục của mình với các bạn ấy. Đồng thời liên hệ với các bạn ở thành phố được ăn học đầy đủ mà còn xé sách vở. Em có dẫn chứng vụ xé đề cương sử vừa rồi ở TP.HCM”.

Tương tự, bạn Trần Anh Thư (TH thực hành Sư phạm) cũng dẫn chứng các bạn thành phố được cha mẹ lo lắng từng chút một nhưng vẫn ỷ lại, không biết quý sách vở, vẽ bậy lên sách.

Thư Anh thi vào trường THPT Lê Quý Đôn. “Em làm bài khá tốt, hy vọng trên 6 điểm”. Nữ sinh này cho biết: "Nhiều bạn khác, cũng trình bày quan điểm so sánh học trò ở quê với học trò ở phố".

Có học sinh thì suy nghĩ về hình ảnh những mà mẹ chịu thương, chịu khó lo cho con ăn học. Lê Văn Minh Quang hào hứng: “Đọc đề này, em thấy thích thú vì trước đó cô giáo em có kể cho chúng em mấy câu chuyện về mẹ mà cô giáo biết, nên em nhớ ngay trình bày suy nghĩ theo hướng đó, lấy câu chuyện cô giáo kể làm dẫn chứng”. Minh Quang cho rằng, với đề Văn ra tương tự năm ngoái, hầu hết các bạn sẽ cầm chắc điểm trên trung bình.

Các thí sinh khác cũng có nhiều suy nghĩ trước câu chuyện trên, tuy nhiên nhiều bạn cho rằng cái khó là bài nghị luận chỉ được gói gọn trong một trang giấy nên khó nói hết được ý, phải chọn lọc kỹ trước khi viết.

Chiều nay, các thí sinh bước vào thi môn Ngoại ngữ, thời gian làm bài 60 phút.

Một số hình ảnh kết thúc môn thi Ngữ văn vào lớp 10 tại TP.HCM:

Thí sinh tươi cười sau khi kết thúc môn thi đầu tiên.
Có thí sinh nét mặt khá ưu tư với môn Ngữ văn.
Trao đổi bài thi, xem lại phòng thi trước môn thi chiều nay.

như quỳnh

Theo Infonet

như quỳnh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm