Xin hỏi phụ nữ mang thai mắc sốt rét có nguy hiểm không? Họ có thể gặp biến chứng nghiêm trọng nào?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)
Sốt rét là căn bệnh do ký sinh trùng Plasmodium mà muỗi Anopheles là vật trung gian truyền bệnh. Bệnh có thể lây truyền qua đường truyền máu, mẹ sang con, dùng chung bơm kim tiêm dính máu có ký sinh trùng sốt rét hoặc do bị muỗi đốt.
Thông thường, những người trưởng thành sống sót sau khi bị nhiễm sốt rét tái phát trong suốt cuộc đời của họ có thể miễn dịch một phần với bệnh sốt rét nghiêm trọng hoặc gây tử vong.
Tuy nhiên, do những thay đổi trong hệ thống miễn dịch và sự hiện diện của một cơ quan mới (nhau thai) - tương đương với có thêm khu vực mới để ký sinh trùng bám vào, phụ nữ mang thai mất đi một số khả năng miễn dịch đối với bệnh sốt rét.
Nhiễm sốt rét trong khi mang thai có thể gây tác dụng phụ đối với cả mẹ và thai nhi, bao gồm thiếu máu ở mẹ, sẩy thai, sinh non, chậm phát triển trong tử cung và sinh ra trẻ sơ sinh nhẹ cân (<2.500 g). Đây là vấn đề đặc biệt đối với phụ nữ mang thai lần đầu và lần thứ hai và đối với những phụ nữ nhiễm HIV.
Các vấn đề mà nhiễm trùng sốt rét gây ra có phần khác nhau tùy theo loại khu vực lan truyền bệnh sốt rét:
- Khu vực lây truyền cao: Phụ nữ đã phát triển khả năng miễn dịch thường ngăn ngừa bệnh nặng, tuy nhiên, ký sinh trùng đặc biệt nhắm vào nhau thai, dẫn đến nguy cơ gia tăng khi mang thai. Mức độ miễn dịch đối với bệnh sốt rét sẽ giảm đi phần nào trong thai kỳ. Sốt rét có thể gây thiếu máu ở mẹ và sinh ra trẻ sơ sinh nhẹ cân (<2.500 g).
- Khu vực lây truyền thấp: Nhiễm sốt rét có nhiều khả năng dẫn đến bệnh nặng, thiếu máu mẹ, sinh non hoặc mất thai.
Phụ nữ cũng nên được bổ sung sắt/folate để ngăn ngừa bệnh thiếu máu, tình trạng phổ biến ở tất cả phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, liều cao axit folic làm mất tác dụng của sulfadoxine-pyrimethamine - thuốc chống sốt rét hiệu quả. Do đó, phụ nữ chỉ nên dùng liều lượng axit folic khuyến nghị là 0,4 mg mỗi ngày.
Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai hoặc có khả năng mang thai không nên đi du lịch đến những khu vực có sự lan truyền bệnh sốt rét, nếu có thể. Nếu không thể trì hoãn đi đến vùng sốt rét, việc sử dụng phác đồ điều trị dự phòng hiệu quả là điều cần thiết. Tuy nhiên, không loại thuốc phòng ngừa nào là hiệu quả hoàn toàn.
Ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện tâm trạng, đặc biệt là đối với những người có dấu hiệu căng thẳng, trầm cảm. Rất nhiều loại vitamin, khoáng chất như folate (B9), B12, vitamin B1 (thiamine) và B6 (pyridoxine)... đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa và xoa dịu trầm cảm.
Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Tác giả là một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học, mang tới kiến thức dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và đối phó với các bệnh trạng về tâm lý.