Đông máu là phản ứng tự nhiên để ngăn chảy máu và chữa lành vết thương. Tuy nhiên, cục máu đông cản trở máu đến các vùng quan trọng của cơ thể có thể gây nguy hiểm, thậm chí tử vong. Cục máu đông có thể xuất hiện ở tay, chân, bụng, tim, phổi, não và thận.
Nguyên nhân dẫn đến chứng đông máu
Dịch Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra làm phổi bị viêm. Theo bài viết trên sciencedail.com, các nhà khoa học tại Đại học Utah Health (Mỹ) đã chỉ ra thay đổi của tiểu cầu trong máu ở người nhiễm Covid-19 gây đau tim, đột quỵ. Các protein gây viêm làm thay đổi chức năng của tiểu cầu, khiến chúng trở nên “tăng động” và dễ hình thành cục máu đông.
TS Robert A. Campbell - tác giả chính của nghiên cứu - cho biết: “Tình trạng viêm và những thay đổi toàn thân do nhiễm trùng khiến tiểu cầu kết tụ nhanh hơn. Điều này giải thích tại sao số lượng cục máu đông tăng lên ở bệnh nhân mắc Covid-19".
Đặc biệt, những bệnh lý nền như tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp sẽ làm tăng nguy cơ đông máu và các vấn đề về tim mạch, suy nội tạng ở người.
Mô phỏng sự thay đổi của tiểu cầu trong máu ở người nhiễm Covid-19. |
Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra cục máu đông, trong đó liên quan đến bệnh lý như:
Xơ vữa động mạch: Cholesterol tích tụ ở thành động mạch tạo mảng xơ vữa, khi vỡ sẽ hình thành cục máu đông, gây tổn thương cho tim như nhồi máu cơ tim.
Rung tâm nhĩ: Là dạng rối loạn nhịp tim khiến tim đập quá nhanh, gián đoạn lưu lượng máu, dẫn đến hình thành cục máu đông, có thể di chuyển đến não và gây đột quỵ.
Tiểu đường: Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, 80% người mắc tiểu đường có nguy cơ tử vong liên quan đến cục máu đông.
Ung thư: Bệnh ung thư cũng như một số thuốc hóa trị có thể làm tăng nguy cơ đông máu.
Ngoài ra, cục máu đông xuất hiện còn do các nguyên nhân từ lối sống:
Hút thuốc nhiều: Làm hỏng niêm mạc mạch máu, khiến máu đông, dễ bị tắc nghẽn.
Béo phì: Chất béo tích tụ làm giảm lưu lượng máu ở tĩnh mạch.
Mang thai: Làm tăng tiểu cầu và các yếu tố đông máu. Tử cung chèn ép tĩnh mạch làm chậm lưu lượng máu.
Liệu pháp thay thế hormone (HRT): Một số dạng HRT có chứa estrogen có thể làm tăng nguy cơ đông máu.
Cách giảm nguy cơ đột quỵ do cục máu đông
Đông máu có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng đối tượng có yếu tố nguy cơ sẽ tăng tỷ lệ rủi ro. Do đó, nếu có biểu hiện nghi ngờ đông máu như đau tức ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, mất thăng bằng, yếu hoặc tê ở mặt, cánh tay, chân, khó nói,… bạn cần đi khám để phát hiện và điều trị sớm.
Con người cần thay đổi lối sống để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. |
Ngoài ra, bạn có thể thay đổi lối sống để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông như:
Tập thể dục: Đi bộ ít nhất 30 phút/ngày là cách giúp máu lưu thông ổn định.
Giữ cân nặng hợp lý: Giúp giảm bớt áp lực lên tĩnh mạch và giảm nguy cơ đông máu.
Uống nhiều nước: Nhằm tránh bị mất nước, hạn chế nguy cơ đông máu.
Kê cao chân khi ngủ: Ngủ là thời điểm ít vận động và dễ gặp vấn đề về đông máu. Do đó, bạn có thể kê cao chân để quá trình tuần hoàn máu được tiếp tục.
NattoEnzym Red Rice hỗ trợ nguy cơ đột quỵ do cục máu đông. |
Bên cạnh lối sống lành mạnh, việc sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên như NattoEnzym Red Rice của Dược Hậu Giang có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ do đông máu.
Sản phẩm gồm hai thành phần chính là nattokinase và men gạo đỏ. Nattokinase hỗ trợ làm tan sợi tơ huyết và cục máu đông mạnh gấp 4 lần enzym nội sinh. Men gạo đỏ với hợp chất monacolin giúp hỗ trợ kìm hãm hoạt động của hoạt chất tạo ra cholesterol xấu có hại cho tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
NattoEnzym Red Rice còn được bảo chứng chất lượng từ Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA). Để có giấy chứng nhận và dấu mộc của tổ chức này gắn trên bao bì, sản phẩm đã vượt qua nhiều tiêu chuẩn mà hiệp hội đề ra.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ do cục máu đông. Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang - thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA). Năm 2021 đánh dấu chặng đường 10 năm NattoEnzym nhận được chứng nhận JNKA.
Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, Cần Thơ.
Điện thoại: 02923891433 | GPQC: 3166/2021/XNQC-ATTP.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận