Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Covid-19

Biến chứng hậu Covid-19 phổ biến nhưng khó chẩn đoán

Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng là tình trạng nhiều người gặp phải sau khi mắc Covid-19, song, nó thường bị chẩn đoán nhầm, khó phát hiện.

Bao nhiêu người trên thế giới đang sống chung với hội chứng hậu Covid-19 kéo dài là câu hỏi không thể trả lời vào lúc này. Một nghiên cứu ước tính đến tháng 8/2021, khoảng 43% người dương tính với nCoV và hơn 50% F0 được chăm sóc tại bệnh viện đã gặp phải tình trạng hậu Covid-19.

Tháng 7/2021, một cuộc khảo sát được công bố trên eClinical Medicine chỉ ra Covid-19 kéo dài gây hàng loạt triệu chứng đa dạng, ảnh hưởng nhiều hệ cơ quan, tác động hoạt động và khả năng làm việc. Họ cũng chỉ ra biến chứng tim mạch phổ biến mà nhiều người gặp phải nhưng khó chẩn đoán đó là hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng (POTS).

POTS liên quan sự kết hợp của hàng loạt triệu chứng phức tạp như choáng váng, sương mù não, mệt mỏi, đau đầu, mờ mắt, tim đập nhanh và buồn nôn. Theo Medical News Today, nhiều nhà khoa học bối rối về mối liên hệ giữa hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng và hậu Covid-19.

Tình trạng nhịp tim nhanh tư thế đứng ảnh hưởng ngày càng nhiều tới người mắc hậu Covid-19. Đây vốn là rối loạn chuyển hóa máu, gây ngắt thần kinh tạm thời, khiến người bệnh ngất xỉu đột ngột, thường xuyên. Đây là tình trạng hiếm gặp, gây tử vong.

Những dữ liệu hiện tại cho thấy người được chẩn đoán tình trạng này nhiều nhất là phụ nữ trẻ. Tiến sĩ Fedorowski, Bệnh viện Đại học Karolinska, Mỹ, lưu ý trước đại dịch, nhóm dân số gặp phải vấn đề này phổ biến ở thanh thiếu niên hoặc người trên dưới 20 tuổi. Nhưng hậu Covid-19, nguy cơ này có xu hướng xuất hiện nhiều ở người 30-50 tuổi.

Sự không đồng nhất của triệu chứng khiến tình trạng này khó chẩn đoán và thường bị nhầm với rối loạn lo âu. TS Fedorowski nhận định nó không chỉ là vấn đề về tim mạch mà còn là mạch máu, hệ thần kinh, đôi khi ở hệ tiêu hóa.

Tình trạng nhịp tim nhanh tư thế đứng là tình trạng không thể chữa khỏi, song, chúng ta có thể cải thiện nhờ thuốc, vật lý triệu liệu hoặc điều chỉnh hành vi, lối sống.

Miễn dịch cộng đồng với Covid-19 có còn tồn tại?

Tiêm phòng giúp giảm nguy cơ người mắc truyền virus sang trường hợp khác. Song các nghiên cứu đã cho thấy điều này không phải 100% và việc lây nhiễm vẫn xảy ra.

Dịch Covid-19

Bảo Hân

Bạn có thể quan tâm