Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Biên soạn sách giáo khoa dạy tích hợp không khó'

Theo PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa (Đại học Quốc gia Hà Nội), việc biên soạn sách giáo khoa theo hướng dạy và học tích hợp đã được Bộ GD&ĐT tính đến.

PGS.TS Định Thị Kim Thoa - thành viên Ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - cho biết: Tích hợp là xu thế tất yếu vì suy cho cùng, giáo dục phải mang lại năng lực cho từng cá nhân. Đối với mỗi giai đoạn, chúng ta chọn chương trình thế nào để có thể hình thành năng lực thực tiễn cho người học.

Xu hướng tích hợp trong giáo dục là tất yếu Xu hướng tích hợp trong giáo dục là tất yếu

Vấn đề đặt ra khi đổi mới chương trình là phải trang bị kiến thức tổ hợp để học sinh giải quyết được các vấn đề trong thực tiễn. Nếu trang bị riêng biệt, các em phải tự tích hợp kiến thức.

Bà Thoa cho rằng, đổi mới giáo dục theo hướng tích hợp phải thay đổi chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, điều kiện và phương tiện, nghĩa là phải đổi mới căn bản, toàn diện mới đạt được mục tiêu. Chủ trương tích hợp liên môn sẽ diễn ra với tất cả các cấp học.

Một câu hỏi được nhiều người đặt ra là biên soạn sách giáo khoa theo hướng tích hợp sẽ thế nào? PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa cho biết, việc này không khó và đã được Bộ GD&ĐT tính đến. Các nhà khoa học hoàn toàn có thể ngồi lại với nhau để biên soạn.

Theo nữ phó giáo sư này, trên thực tế, Việt Nam không phải quốc gia duy nhất xây dựng chủ trương tích hợp trong giáo dục. Các nước Anh, Pháp, Mỹ, Australia đều đã thực hiện việc tích hợp liên môn với hình thức tích hợp các môn học truyền thống thành môn học mới.

Tích hợp môn học là chủ đề được bàn đến ở không ít diễn đàn giáo dục nhiều năm nay. Tuy nhiên phải đến khi Bộ GD&ĐT công bố hội thảo bàn về chuyện tích hợp Lịch sử thì nó mới trở thành chủ đề nóng trong dư luận.

Theo đó, ở chương trình cấp THPT, môn Lịch sử sẽ tích hợp với Địa lý thành môn Khoa học xã hội, với giáo dục công dân và An ninh quốc phòng thành môn Công dân với Tổ quốc.

Thay đổi môn Lịch sử là 'sự xáo trộn tận tâm can'

Tại phiên chất vấn sáng 16/11 của Quốc hội, đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) yêu cầu Bộ trưởng GD&ĐT trả lời việc tích hợp môn Lịch sử, cũng như đổi mới giáo dục.

Ngọc Quang

Nguồn: VTV

Bạn có thể quan tâm