Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dạy Lịch sử theo hình thức giải đấu bóng rổ

Nhằm tăng hứng thú với môn Sử cho học sinh, một thầy giáo ở Mỹ cho các em chọn nhân vật rồi tranh luận theo hình thức tương tự giải đấu bóng rổ.

Ở tuổi 39, thầy Josh Hoekstra (giáo viên trường Trung học Rosemount ở ngoại ô thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ), có kinh nghiệm 13 năm dạy Lịch ​sử. Thầy rất buồn khi học sinh đánh giá môn học này tệ nhất trường. 

Các học sinh tìm hiểu về nhân vật lịch sử như Martin Luther King Jr. Ảnh: CNN.

Giáo viên này nghĩ ra cách Dạy học cùng giải đấu, nhằm chuyển tải nội dung lịch sử Mỹ qua các vòng thi giữa học sinh, CNN cho hay.

Mục đích của Dạy học cùng giải đấu rất đơn giản. Josh Hoekstra muốn học sinh tìm hiểu tính cách và phẩm chất của những con người vĩ đại qua các vòng đấu.

Học sinh tự chọn một nhân vật mà các em cho là hiện thân của lòng dũng cảm, từ các anh hùng quân đội như Alvin York, nhà lãnh đạo phong trào dân quyền như Martin Luther King Jr. và Rosa Parks,​ đến người tiên phong trong cuộc vận động vì nhân quyền Clara Barton. Các em sẽ thi đấu theo cặp dưới hình thức loại trực tiếp.

Các em tự tìm hiểu về thành tựu của nhân vật họ chọn rồi tranh luận. Sau đó, cả lớp bỏ phiếu bình chọn. Người được nhiều phiếu hơn sẽ đi tiếp vào vòng sau. Cuộc thi có 64 trận đấu như các giải đấu thể thao thông thường.

Học sinh chọn một nhân vật cho tất cả các vòng đấu nhưng không được dùng lại bài trình bày ở vòng trước. Thầy Hoekstra cho hay, nó giống việc huấn luyện viên thay đổi chiến thuật trong các trận đấu khác nhau. Với yêu cầu này, các em buộc phải tìm hiểu cẩn thận và hiểu biết sâu sắc về nhân vật.

Cuộc thi giúp học sinh gắn kết hơn với nhân vật lịch sử. Trong vòng một, Tom Burnett, anh hùng trên chuyến bay 93 trong sự kiện 11/9, thua cuộc trước Michael Murphy, thành viên nhóm Triển khai Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Mỹ (Navy SEAL). Nữ sinh trình bày về ​​​Burnett​ bật khóc ngay khi nghe kết quả.

"Em ấy đã tạo nên mối liên hệ chặt chẽ với nhân vật. Có thể nhìn thấy niềm đam mê như vậy ở một nữ sinh 16 tuổi là món quà tuyệt vời nhất. Tôi không có từ nào để diễn tả cảm giác này", Hoekstra ​nói.

Cuối năm học, hai nhân vật lọt vào vòng chung kết là Michael Murphy và John Basilone, anh hùng thời Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Trước khi bỏ phiếu, ​​Hoekstra yêu cầu học sinh trình bày bài tranh luận cuối cùng. ​Một học sinh khuyết tật chủ động phát biểu về Murphy. Em ca ngợi hành động hy sinh để bảo vệ đồng đội ở Afghanistan nhưng lại cho biết chọn nhân vật này vì hồi còn học lớp 8, Murphy đã đứng ra bảo vệ một học sinh tàn tật bị bắt nạt.

"Đối với cậu ấy, mối liên hệ không hình thành dựa trên những thành tựu nhân vật đã đạt được. Hôm đó, mọi người trong lớp, kể cả tôi, học được một điều rằng, những học sinh bình thường có vẻ yếu đuối sẽ khai thác vấn đề theo cách rất xúc động", thầy giáo này cho biết.

Một nam sinh khuyết tật đã khám phá ra điều mà hàng triệu người khác bỏ lỡ - mối liên hệ cá nhân, sâu sắc với lịch sử Mỹ.

Người thầy ‘kêu cứu’ cho môn Sử

Thầy Trần Trung Hiếu là người đầu tiên viết thư đề xuất Lịch sử là môn bắt buộc. Trong suốt quá trình đấu tranh đòi lại vị thế cho môn Sử, thầy không khi nào thôi hy vọng.

Anh dạy Lịch sử qua 100 hiện vật trong bảo tàng

Anh đã thu thập thông tin, hình ảnh 100 hiện vật của các bảo tàng lớn để giới thiệu trong những bài học môn Lịch sử, nhằm khơi gợi nguồn cảm hứng cho học sinh.


 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 

 

Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm