Gia đình tôi có 3 thành viên đang mắc sốt xuất huyết, trong đó có một bé 3 tháng tuổi. Xin hỏi tôi cần theo dõi dấu hiệu nào của con để biết bệnh chuyển nặng và nhập viện kịp thời?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)
Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nặng cao hơn người lớn khỏe mạnh vì hệ thống miễn dịch của chúng yếu hơn. Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh có thể khó nhận biết và tương tự các bệnh nhiễm trùng thông thường khác ở trẻ em.
Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu trẻ sơ sinh bị sốt cao hoặc nhiệt độ thấp (dưới 36 độ C) kèm theo bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:
- Buồn ngủ, thiếu năng lượng hoặc khó chịu
- Phát ban
- Chảy máu bất thường (nướu, mũi, bầm tím)
- Nôn (ít nhất 3 lần trong 24 giờ)
Cha mẹ đặc biệt cần theo dõi các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh vì chúng có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng, cần được chăm sóc y tế hoặc nhập viện ngay lập tức.
Cha mẹ cũng cần theo dõi các dấu hiệu mất nước, bao gồm:
- Cần gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ nếu trẻ có dấu hiệu mất nước nhẹ đến trung bình:
- Đi tiểu ít thường xuyên hơn (ít hơn 6 tã ướt mỗi ngày)
- Khô miệng, lưỡi, môi
- Ít hoặc không có nước mắt khi khóc
- Thóp đầu bị lõm
- Đưa trẻ đi viện nếu có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng:
- Buồn ngủ, thiếu năng lượng, quấy khóc quá mức
- Mắt trũng sâu
- Bàn tay hoặc bàn chân lạnh, đổi màu
- Đi tiểu 1-2 lần/ngày.
Những điều bất ngờ của trẻ hai tháng tuổi
Bạn đã bao giờ nghe thấy bé nói “u”, “a” thật dễ thương chưa? Nếu chưa, bạn không cần quá lo lắng vì giai đoạn này sẽ sớm xuất hiện. Ở tháng thứ nhất, bé yêu của bạn đã học được rằng khóc là một phương thức hiệu quả để cha mẹ biết bé đang đói hoặc bày tỏ sự khó chịu khi tã ướt.
Hành vi thể hiện cảm xúc, mong muốn được thấu hiểu, chấp nhận và đáp lại là nhu cầu cơ bản của con người. Bé yêu của bạn đang trong quá trình xây dựng các mối quan hệ thân mật, cho đi và nhận lại.