Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện và điều trị. Ảnh: Deposit Photo. |
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Minh Trang, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), sự gia tăng số ca mắc bệnh sởi không chỉ tạo ra thách thức cho hệ thống y tế mà còn đặt ra nhu cầu nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, biến chứng, điều trị bệnh sởi ở trẻ em. Đặc biệt là nhóm trẻ chưa tiêm vaccine sởi.
Trong bài nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ bệnh sởi của bác sĩ Trang và cộng sự, được thực hiện tại Bệnh viện Nhi đồng 1 từ 2018-2020, thống kê trẻ bị bệnh sởi phải nhập viện cho thấy nhóm dưới 1 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, khoảng 77,3%, tỷ lệ nam cao hơn nữ. Khoảng 6,4% trẻ có tiếp xúc với người mắc sởi trước đó. Hơn 90% trẻ được điều trị bằng kháng sinh.
Thời gian sốt trung bình ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi là 4-6 ngày, ngắn hơn so với nhóm trẻ trên 9 tháng tuổi. Thời gian nằm viện trung bình của trẻ mắc sởi là 3-4 ngày ngày.
Như vậy, người dân cần nhận thức về tầm quan trọng của tiêm ngừa. Đồng thời, ngành y tế nên xem xét các phương pháp điều trị phù hợp để giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh, nhằm tránh hiện tượng kháng kháng sinh.
Sởi là bệnh có khả năng lây nhiễm cao và có nguy cơ diễn tiến nặng với nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não. Ở những nước đang phát triển, tỷ lệ không qua khỏi do sởi có thể lên đến 2-15% .
Tỷ lệ biến chứng được ghi nhận ở nhóm trẻ có chích ngừa trong các nghiên cứu tại Việt Nam và các nước khác dao động khoảng 24-50%, thấp hơn nhiều so với 63,1-85,9% trẻ mắc sởi có biến chứng ở nhóm không chích ngừa.
Sự ra đời của vaccine sởi đã giúp nhân loại phòng tránh và khắc phục những hậu quả nặng nề do bệnh sởi đem lại. Tuy nhiên, đến năm 2018, mức độ bao phủ vaccine sởi trên toàn thế giới chưa đạt.
Ở Việt Nam, mục tiêu loại trừ bệnh sởi từ 2017 đến nay của Bộ Y tế vẫn chưa đạt được. Virus còn lưu hành, xuất hiện những ổ dịch rải rác với quy mô nhỏ và vừa theo chu kỳ 2-5 năm.
Ngoài ra, tình trạng “nói không với vaccine" đang diễn ra ở một số khu vực của nước ta.
Trẻ mắc sởi thường có các triệu chứng lâm sàng như sốt, phát ban và dấu Koplik. Trẻ gặp biến chứng viêm phổi là phổ biến nhất, tiếp theo là viêm dạ dày ruột và loét miệng.
Cuốn sách xem xét quan niệm của loài người về bộ não qua nhiều thời đại, mô tả chi tiết cấu trúc và hoạt động của bộ não, phân tích cách mà hệ thống tri giác và não bộ giúp ta lý giải những cảm giác của mình về thế giới xung quanh. Ngoài ra, sách còn thảo luận về khái niệm ý thức và vai trò của cảm xúc. Đặc biệt, một chủ đề nóng hổi cũng được nhắc tới: trí tuệ nhân tạo liệu có thể sánh với trí tuệ con người?