Trẻ thường bị đau quặn bụng, sốt cao, tiêu chảy khi ăn phải đồ ăn bị nhiễm độc. Ảnh minh họa: Shutterstock. |
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi thực phẩm hoặc nước bị nhiễm vi khuẩn có hại, độc tố hoặc hóa chất. Đặc biệt, trẻ em là trường hợp dễ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm hơn do hệ miễn dịch còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện.
Dưới đây là những dấu hiệu, biểu hiện khi trẻ bị ngộ độc do ăn uống mà cha mẹ cần biết để phòng ngừa và đưa con đi khám khi tình trạng trầm trọng hơn.
Các triệu chứng thường gặp
Theo Healthy Children, khi bị ngộ độc thực phẩm, trẻ em thường có một số dấu hiệu dưới đây:
- Triệu chứng chính là tiêu chảy, thường kèm theo buồn nôn (nôn mửa). Tiêu chảy lúc này thường xảy ra ít nhất 3 lần trong 24 giờ. Máu hoặc chất nhầy có thể xuất hiện trong phân khi bị nhiễm trùng.
- Đau quặn bụng là điều thường gặp. Cơn đau có thể dịu đi một lúc mỗi khi hết tiêu chảy.
- Sốt cao, nhức đầu và đau nhức chân tay đôi khi xảy ra.
- Nếu xảy ra hiện tượng nôn mửa, tình trạng này thường chỉ kéo dài khoảng một ngày nhưng đôi khi lâu hơn.
Tiêu chảy thường tiếp tục sau khi hết nôn và kéo dài vài ngày. Tình trạng phân hơi lỏng có thể kéo dài một tuần hoặc lâu hơn trước khi trở lại bình thường. Đôi khi, các triệu chứng kéo dài hơn.
Khi nào cần đưa trẻ đi viện?
Tiêu chảy và nôn mửa có thể gây mất nước. Nếu nghi ngờ con mình có thể bị mất nước, bạn nên đưa con đi khám. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể bị mất nước trầm trọng và suy kiệt rất nhanh.
Mất nước nhẹ là tình trạng phổ biến và thường dễ dàng khắc phục bằng cách uống nhiều nước. Dấu hiệu mất nước nhẹ ở trẻ em bao gồm:
- Đi tiểu ít
- Miệng khô, lưỡi và môi khô
- Ít nước mắt hơn khi khóc
- Mắt trũng
- Trở nên cáu kỉnh
- Thiếu năng lượng (thờ ơ).
Các triệu chứng mất nước nghiêm trọng ở trẻ em, cần cấp cứu và chăm sóc y tế ngay lập tức, bao gồm:
- Buồn ngủ
- Da nhợt nhạt hoặc lốm đốm
- Tay hoặc chân lạnh
- Tã ít ướt
- Thở nhanh (nhưng thường nông).
Mất nước có nhiều khả năng xảy ra ở:
- Trẻ dưới 1 tuổi (đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi).
- Trẻ dưới 1 tuổi có cân nặng khi sinh thấp và chưa theo kịp cân nặng tiêu chuẩn đúng độ tuổi.
- Trẻ bú sữa mẹ đã ngừng bú trong thời gian bị bệnh.
- Trẻ không uống nhiều nước khi bị nhiễm trùng đường ruột (viêm dạ dày ruột).
- Trẻ bị tiêu chảy và nôn mửa nặng (đi đại tiện từ 5 lần trở lên kèm theo tiêu chảy và/hoặc nôn mửa trên 2 lần trong 24 giờ trước đó).
Trong quá trình nuôi con, cha mẹ không tránh khỏi lo lắng trước những hiện tượng liên quan đến sức khỏe của em bé. Trẻ có thể chảy nước mũi hay húng hắng ho khi chuyển mùa, gặp vấn đề tiêu hóa, bệnh đường tiêu hóa khi thời tiết thay đổi.
Những lúc ấy, các bậc phụ huynh sẽ đưa con đến thẳng bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khám, nghe theo những phương thuốc dân gian hay quáng quàng lo lắng? Trẻ con đứa nào chẳng ốm, Để con được ốm hay Hỏi bác sĩ nhi đồng sẽ là cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cung cấp kiến thức khoa học về chăm sóc sức khỏe trẻ em.