ác y bác sĩ cấp cứu cho một bệnh nhi tại khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM). Ảnh: Bích Huệ. |
Thông tin trên được TS Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, chia sẻ tại Hội nghị khoa học về bệnh truyền nhiễm và các vấn đề y tế công cộng sau đại dịch của Viện Pasteur TP.HCM.
Trưởng đại diện WHO nhấn mạnh trước mối đe doạ đó và sự thay đổi về mô hình bệnh tật, mỗi quốc gia phải suy nghĩ lại về việc chi tiêu cho y tế, đâu sẽ là ưu tiên để chuẩn bị nguồn lực phòng chống bệnh tật.
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Y tế, cho biết bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng quay trở lại. Bộ Y tế đã có những chiến lược đối phó, điển hình là nâng cao năng lực tuyến y tế cơ sở, dự phòng.
PGS.TS Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết để kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm, cần phải phòng ngừa từ giai đoạn đầu. Trong đó, sự chỉ đạo kịp thời của nhà nước, các bộ ban ngành và sự phối hợp giữa địa phương với y tế cơ sở trong việc phát hiện và phản ứng nhanh là yếu tố quyết định để ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả.
Đồng thời, PGS Trung cũng chia sẻ một số dịch bệnh hô hấp, tiêu hóa và các bệnh khác đã có những biến động gần đây. Di cư, đô thị hóa, toàn cầu hóa cũng như nhận thức của người dân là những yếu tố dễ làm dịch bệnh bùng phát. Điển hình là bệnh đậu mùa khỉ, mới xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam, Viện Pasteur TP.HCM đã phát hiện gần 100 ca mắc qua việc điều tra dịch tễ, xét nghiệm và ngăn chặn lây lan.
Thêm nữa, bác sĩ Trung cho rằng chúng ta có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phòng chống bệnh truyền nhiễm. Cụ thể, thông qua các nền tảng điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo có thể xử lý một lượng dữ liệu khủng lồ theo giời gian thực.
"Ngành y tế có thể sử dụng nó để xử lý các thông tin về lâm sàng, xét nghiệm. Từ đó, giúp các nhà quản lý, chuyên gia đưa ra quyết định chính xác dựa trên bằng chứng", PGS Trung nói.
Song song đó, AI có thể theo dõi và phát hiện các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm, truy vết, giải trình tự gene và xét nghiệm PCR... nhanh chóng và chính xác.
Tuy nhiên, AI không thể thay thế hoàn toàn con người. Có những quyết định của nó chính xác đến 90%, nhưng chỉ để tham khảo, cuối cùng vẫn phụ thuộc vào con người đưa ra hướng đi chính xác.
Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, cung cấp chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết.