Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nước tiểu có bọt như xà phòng cảnh báo bệnh gì?

Nếu bạn tiểu có bọt dai dẳng hoặc kèm các biểu hiện khác, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý.

Người bình thường nước tiểu có thể có bọt, tuy nhiên, chúng thường mất đi nhanh. Ảnh: Deposit Photos.

Người bình thường nước tiểu có thể có bọt. Tuy nhiên, chúng thường mất đi nhanh và lượng bọt còn tùy thuộc vào một số điều kiện như tốc độ đi tiểu, lượng nước trong bàng quang.

Nếu bạn tiểu có bọt dai dẳng hoặc kèm các biểu hiện khác, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý. Nhiều nguyên nhân có thể gây tiểu có bọt như:

- Bàng quang căng tiểu: Khi bàng quang căng, áp lực dòng nước tiểu dội nhanh và mạnh vào thành bồn cầu làm xuất hiện bọt và mất đi sau khoảng 1 phút. Đây là tình trạng bình thường.

- Tiểu có bọt vào buổi sáng sau khi ngủ dậy: Trong nhiều trường hợp, thời điểm mới ngủ dậy, bàng quang căng tiểu gây tiểu có bọt. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý thận hay đái tháo đường nếu bọt lâu tan hoặc xuất hiện nhiều lần.

- Do các chất tẩy rửa toilet có trong bồn cầu: Xuất hiện bọt trong nước tiểu do phản ứng của chất tẩy rửa và nước tiểu.

- Mất nước: Khi cơ thể thiếu dịch do nôn, tiêu chảy, tập luyện cường độ cao, mất nhiều mồ hôi, uống ít nước làm nước tiểu cô đặc và tạo bọt.

- Lượng protein trong nước tiểu cao: Với người khỏe mạnh, trong nước tiểu có lượng protein rất thấp. Tuy nhiên, protein niệu tăng lên do các bệnh lý thận (suy thận, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, bệnh thận do đái tháo đường, bệnh thận do tăng huyết áp, tổn thương thận thứ phát do các bệnh lý tự miễn dịch (Lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch, xơ cứng bì)) có thể gây tiểu có bọt.

- Bệnh lý hệ tiết niệu: Một số bất thường hoặc bệnh lý hệ tiết niệu có thể gây tiểu có bọt như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, có dị vật trong đường tiết niệu...

- Xuất tinh ngược dòng: Đây là trạng thái tinh dịch không được đưa ra ngoài qua dương vật mà di chuyển ngược qua cổ bàng quang vào trong bàng quang. Khi đi tiểu, tinh dịch được đưa ra ngoài cùng nước tiểu gây tiểu có bọt.

- Thuốc: Một số loại thuốc như kháng sinh, hóa chất điều trị ung thư có thể gây tiểu có bọt.

Người dân nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe cũng như tầm soát, phát hiện sớm bệnh thận khi xuất hiện tiểu bọt lâu tan, xuất hiện nhiều lần.

Bên cạnh đó, tiểu bọt kèm theo các biểu hiện bất thường khác như phù, đau lưng, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có mùi, người có bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, các bệnh lý tự miễn dịch…

Nhớ sống hạnh phúc nhé!

Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Những hành động gây hủy hoại thận ít ai ngờ

Nếu bạn có thói quen thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn mỗi khi bị nhức đầu, đau cơ, hãy dừng lại vì nó có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận.

Gặp các triệu chứng này ban đêm, đi khám thận càng sớm càng tốt

Chức năng thận bị suy giảm khiến bạn phải đi tiểu đêm nhiều lần, không thể ngủ ngon, đột nhiên bị tê chân hoặc khó thở giữa đêm.

4 thói quen buổi sáng rất tốt cho gan và thận

Nếu muốn gan và thận luôn khỏe mạnh, bạn nên bắt đầu ngày mới với những thói quen đơn giản dưới đây.

BS Mai Thị Thùy Linh - BS Nguyễn Văn Thanh

Khoa Nội Thận - Tiết niệu, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội

Bạn có thể quan tâm