Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bỏ biên chế, trao quyền cho hiệu trưởng có thể 'giao trứng cho ác'

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng việc bỏ biên chế, trao quyền quá lớn cho hiệu trưởng mà không tuyển chọn kỹ càng sẽ khiến ngành giáo dục rơi vào tình trạng "giao trứng cho ác".

Nhiều giáo viên vùng cao bám nghề vì biên chế Đại biểu Quốc hội cho rằng nhiều giáo viên bám vùng cao, vùng sâu không chỉ vì lòng yêu nghề mà còn bởi niềm tin vào biên chế.

Chiều 9/6, các đại biểu tham dự phiên thảo luận tiếp tục đề cập những vấn đề về kinh tế, xã hội được dư luận quan tâm.

Nói về chủ trương bỏ biên chế giáo viên, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Giang) cho rằng việc biến các cơ sở giáo dục công thành các đơn vị hoạt động độc lập như mô hình công ty, trao quyền rất lớn cho lãnh đạo đơn vị, tạo ra mô hình rất mới ở Việt Nam.

5 đổi mới gây tranh cãi của Bộ GD&ĐT

Thí điểm bỏ biên chế giáo viên, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, liên tục đổi mới thi THPT quốc gia là những vấn đề nhận được nhiều ý kiến trái chiều của dư luận.

Giáo viên bám vùng cao với niềm tin vào biên chế

Tuy nhiên, trong những tháng qua, khi chưa chính thức vận hành, các mô hình này đã xuất hiện nhiều bất cập, bao gồm tình trạng nhiều giáo viên ở vùng sâu, vùng xa bỏ việc.

Vì thế, ông hy vọng Chính phủ thận trọng khi quyết định triển khai chủ trương này.

bo bien che giao vien anh 1
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu thảo luận tại Quốc hội. 

Ông nói thêm nhiều thầy cô giáo vẫn bám trụ các xã vùng cao, giao thông kém phát triển không phải chỉ vì yêu nghề mà ở lại với bà con.

"Họ cố gắng làm việc với niềm tin vẫn nằm trong biên chế Nhà nước, vẫn là công chức trong hệ thống", vị đại biểu khẳng định.

Ông kiến nghị nếu bỏ công chức trong giáo dục, Chính phủ cần có chính sách cụ thể cho từng vùng miền với đặc thù địa, chính trị khác nhau, tránh sụp đổ mạng lưới được dày công xây dựng trong nhiều năm qua.

Ngoài ra, ông Lân Hiếu cho rằng việc trao quyền quá lớn cho các hiệu trưởng mà không có sự tuyển chọn kỹ càng, sẽ khiến ngành giáo dục sẽ rơi vào tình trạng "giao trứng cho ác".

"Việc trao quyền chỉ thực hiện khi có cơ chế rõ ràng, mạch lạc, quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị, song song với đó là nâng cao khả năng lãnh đạo, quản trị theo cơ chế mới", ông nhấn mạnh.

Đại biểu đến từ An Giang đề xuất ứng dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy và quản lý. Qua đó, nhà trường có thể theo dõi giáo viên có hoàn thành nhiệm vụ không. Phụ huynh cũng biết được tình hình học tập của con em, chất lượng giảng dạy của từng giáo viên, năng lực tổ chức, quản lý của hiệu trưởng.

Bên cạnh đó, ông kiến nghị nếu bỏ biên chế trong y tế và giáo dục thì nên bỏ biên chế trong toàn hệ thống, trừ an ninh quốc phòng, đưa tất cả cán bộ, công chức, viên chức về dạng hợp đồng, có hay không có thời hạn, có chế độ an sinh rõ ràng như nhiều nước trên thế giới.

"Nếu lập luận bỏ biên chế sẽ làm ngành giáo dục, y tế tốt hơn thì tại sao lại giữ biên chế các ngành quản lý hành chính, các liên hiệp, tổ chức lại tốt cho xã hội?", vị đại biểu đặt câu hỏi.

Theo ông, chỉ khi bỏ biên chế toàn hệ thống, nước ta mới bỏ được tâm lý chạy một suất vào biên chế cho người nhà để yên ổn suốt đời.

Đừng bắt học sinh thành bác học, tài đức vẹn toàn

Ông Hiếu cho rằng việc bỏ biên chế không quan trọng bằng vấn đề đổi mới giáo dục hợp lý. Ông khẳng định đổi mới giáo dục là điều tất yếu vì ngành giáo dục nước ta ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm. Nhưng đổi mới không phải xóa bỏ hoàn toàn cái cũ vì đổi mới sẽ phải trả giá cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Quyết định của các nhà quản lý vĩ mô sẽ tiêu một lượng tiền thuế của nhân dân. Hiệu quả không phải ngày một ngày hai mà phải nhiều năm sau mới thấy được.

Ông Hiếu kiến nghị xây dựng chương trình giáo dục mở, đừng ép buộc những tiêu chí cứng nhắc, bắt tất cả học sinh trở thành nhà bác học với một mớ kiến thức khổng lồ, tài đức vẹn toàn.

Thay vào đó, ngành giáo dục nên đưa các chương trình hỗ trợ kỹ năng, ngoại ngữ do các đơn vị độc lập, cá nhân, tổ chức dân sự quản lý phối hợp với chương trình chính thống.

Ông chia sẻ bản thân từng theo học hệ giáo dục thực nghiệm từ lớp 1 đến lớp 10 của GS Hồ Ngọc Đại và thấy đây là mô hình tốt, nên kế thừa, đừng xóa bỏ, gây lãng phí mà không chắc mô hình mới tốt hơn.

Vị đại biểu cũng đề cập đổi mới giáo dục đại học và đề nghị siết đầu ra, xóa bỏ việc siết chặt đầu vào bằng việc điểm cao mới đỗ đại học trong khi đầu ra lại quá dễ. Có trường, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp lên đến 98%-99%.

Đặc biệt, ông bày tỏ băn khoăn khi một số cơ sở y tế hạ đầu vào để tuyển sinh viên, đầu ra lại dễ dẫn tới chất lượng bác sĩ không cao. Vị đại biểu Quốc hội này cho rằng cần tổ chức kỳ thi quốc gia, áp dụng cho các cơ sở đào tạo ngành y nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ bác sĩ.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về việc bỏ biên chế Bộ trưởng GD&ĐT khẳng định việc chuyển đổi cơ chế công chức, viên chức sang hợp đồng là cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục.

'Kiên quyết đưa ra khỏi ngành giáo viên không đạt yêu cầu mới'

Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng nhiều giáo viên vào biên chế để ổn định nên thiếu động lực phát triển, dẫn đến chất lượng giáo dục không cao.

Nguyên Bộ trưởng GD&ĐT: ‘Bỏ biên chế là đề xuất nguy hại và vô bổ’

GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT, cho rằng bỏ biên chế là đề xuất nguy hại, không làm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục.


Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm