Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ đội biên phòng nuôi học trò nghèo

Nhiều học sinh mồ côi, gia đình khó khăn hoặc nhà quá xa trường... được cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai) nhận về nuôi nấng, dạy học.

11h, những học trò Trường tiểu học Trần Phú và THCS Nguyễn Trãi (xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) lần lượt trở về dãy nhà của đội công tác địa bàn đồn biên phòng cửa khẩu Lệ Thanh phía đối diện trường.

Sách vở được xếp lên giá ngay ngắn, em chạy ào ra tìm rổ nhặt rau, em tìm chổi quét nhà, có cô bé nhỏ nhất mới học lớp 3 thì níu tay thiếu tá Nguyễn Văn Hoằng - cán bộ tăng cường xã của đồn Lệ Thanh - nũng nịu, rồi kể đủ chuyện ở trường lớp.

Nụ cười tươi rói của các học trò được nhận nuôi bên sĩ quan biên phòng đồn Lệ Thanh - Ảnh: B.D.
Nụ cười tươi rói của các học trò được nhận nuôi bên sĩ quan biên phòng đồn Lệ Thanh.

Ở nơi 27 học sinh ăn bữa cơm trị giá…18.000 đồng

Giờ ra chơi, đám trẻ ùa về khu nhà bếp, mắt thèm thuồng nhìn vào miếng thịt, khúc cá trên khay cơm của các bạn gia đình có điều kiện hơn. Nỗi khao khát đơn giản ấy mãi là giấc mơ.

Xuống tận làng tìm học trò

Cho một bữa ăn no, cho quần áo để mặc hay sách vở để đến trường chỉ là cái trước mắt. Chúng tôi cũng như những người cha, người chú khi nhận những cháu học trò nghèo này vào đồn, đều trao cho chúng sự quan tâm, yêu thương thật lòng. Đó mới là điều để các cháu hình thành nhân cách, trở thành người tốt về sau!

Thượng tá Phan Đình Thành

Thiếu tá Hoằng cười: “Gian khổ lắm anh em chúng tôi mới “huấn luyện” mấy đứa nhỏ được như thế. Những ngày mới về làng tìm các cháu rồi đưa lên, đứa nào cũng lem luốc, hỏi gì trả lời nấy, kêu gì ăn đó, rụt rè và tội nghiệp lắm!”.

Người khởi xướng mô hình đỡ đầu học trò nghèo ở đồn Lệ Thanh là thượng tá Phan Đình Thành - trưởng đồn. Thượng tá Thành kể: trong nhiều lần họp làng, hình ảnh những đứa trẻ lem luốc, hồn nhiên lăn lóc chơi đùa trên nền đất làm ông hết sức xúc động.

Nhiều thầy cô giáo lẫn cán bộ chiến sĩ biên phòng ở xã Ia Dom đã hết sức gian nan khi phải hằng đêm đến tận từng gia đình, vận động phụ huynh cho con đi học. Tuy nhiên, tới nhiều gia đình họ chỉ nhận được cái lắc đầu: “Ơ, con mình đói quá mà, không có cái ăn thì phải đi làm rẫy mới có cái bỏ vào bụng chớ. Đi học thì không có tiền”.

Đầu năm 2012, sau khi trình ý tưởng tổ chức đỡ đầu cho học trò nghèo tại xã Ia Dom lên cấp trên, một cuộc họp có sự tham dự đầy đủ cán bộ sĩ quan, chỉ huy của đồn Lệ Thanh được tổ chức.

Tại đây, mọi người đều đồng tình ra “chủ trương”: chỉ huy thì đóng 300.000 đồng, cán bộ sĩ quan thì 200.000 đồng mỗi tháng, tất cả đều được bỏ vào thùng quỹ riêng, rồi tổ chức xuống làng tìm học trò khó khăn đưa về đồn nuôi dạy.

Đại úy Nguyễn Văn Quang - chính trị viên phó đồn Lệ Thanh - cho biết: tháng 6/2012, trong đợt chung tay đầu tiên hỗ trợ học trò nghèo, đồn đã quyên góp được số tiền hơn 15 triệu đồng. Có tiền, chỉ huy lệnh cho cán bộ chiến sĩ xuống tận các làng lên danh sách, tìm xem có em nào người Ja Rai, con gia đình khó khăn hoặc mất cha mất mẹ có nguy cơ bỏ học thì cõng về.

Đợt tìm kiếm đầu tiên, bộ đội đưa được 9 em là học sinh của Trường tiểu học Trần Phú và THCS Nguyễn Trãi về. Có em đã nghỉ học nhiều ngày, có em đang cận kề nguy cơ không được đến trường. Về tới đồn, tất cả đều được các chú bộ đội hướng dẫn làm vệ sinh, chỉ dạy những kỹ năng sống căn bản.

Thượng tá Lê Thuần Chất - chính trị viên đồn Lệ Thanh - kể thêm: dù đưa được học trò về chăm sóc, lo chỗ ăn, dạy chữ phụ đạo, nhưng việc thuyết phục phụ huynh không hề đơn giản. Nhiều ông bố bà mẹ Ja Rai không hiểu bộ đội, sợ con mình “ăn không no cái bụng” nên tìm đến tận đồn, nắm tay con kéo về. Thế là các chú bộ đội lại phải cật lực làm công tác tư tưởng, vận động phụ huynh...

Hơn ba năm từ khi “ngôi nhà của trẻ” được mở ở đồn, đã có hàng chục em được bộ đội đưa trở lại lớp và học hành giỏi giang.

Cựu giáo chức mở lớp dạy hè miễn phí

Đến nay, khóa học hè đã phát triển lên tám lớp (từ lớp 2 đến lớp 9) với 160 học sinh, do 20 cựu giáo chức và bốn sinh viên sư phạm đứng lớp.

“Bố Thành, bố Chất, thầy Tú...”

Đã ba năm từ ngày đưa lũ trẻ Ja Rai ở các ngôi làng về chăm sóc, những đứa trẻ này lớn lên nhanh và học hành tiến bộ, ngoan ngoãn hơn cả sự kỳ vọng của cán bộ chỉ huy đồn. Tất cả các em đều là học sinh khá trở lên.

Để có thể tiếp nhận học trò về nuôi dạy, một dãy nhà gỗ bên hông nhà của đội công tác địa bàn được dựng lên.

Bên cạnh dãy nhà ăn là góc phòng được trang trí làm chỗ cho các em học, kệ đựng sách vở. Các học trò ở đây được sắp xếp một lịch trình chi tiết và rõ ràng: buổi tối sau giờ ăn thì ở lại để “thầy Tú” và các cô giáo tình nguyện qua dạy chữ, học thêm. Tan học thì được các chú bộ đội hoặc cha mẹ tới đón về nhà ở làng. Sáng hôm sau lại được chở lên rồi ăn sáng, đến lớp. Giờ cơm trưa, giờ cơm tối lại tập trung về đồn để dùng cơm do các chú nấu.

Các thầy cô giáo ở Trường Trần Phú và Nguyễn Trãi đều có chung nhận xét: những đứa trẻ được bộ đội biên phòng nuôi đều học khá và “khôn, nhanh nhẹn” hơn hẳn trẻ cùng trang lứa.

Thượng tá Thành nói những đứa trẻ được đưa về đồn nuôi mang một thân phận thiệt thòi hơn bè bạn, có em không cha, có em mất mẹ, lại có hai em mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lay lắt như củ khoai củ sắn giữa làng. Vậy nên khi được đưa về nuôi, các em được chăm sóc bằng tình yêu thương thật sự của những người cha người chú.

Lớn lên trong môi trường được chỉ dạy từng chút, các em không còn lóng ngóng khi gặp người lạ, biết trả lời rành rọt khi được hỏi; đi đứng, nói năng, ăn mặc đều đàng hoàng, tươm tất...

Chúng tôi khá ngạc nhiên khi nghe cách những đứa trẻ ở đây gọi cán bộ chiến sĩ của đồn: hai sĩ quan lớn tuổi nhất được các em gọi là “bố” gồm thượng tá Thành và thượng tá Chất, trung úy Tú - người chuyên dạy chữ trong đồn - được gọi là “thầy”.

Trong số 14 học sinh đang được cưu mang trong đồn Lệ Thanh có hai cô học trò mồ côi cả cha lẫn mẹ là Siu H’Vin và Rơ Mah Nữ. Cả Vin và Nữ đều gọi tất cả các chú bộ đội biên phòng là “bố” vì đã cho các em cơm ăn, dạy học chữ, chăm sóc nuôi nấng Vin, Nữ từ nhỏ.

Chàng trai hai lần đoạt HCV quốc tế và chiếc vali hỏng khóa

Đi thi Olympic Toán quốc tế, Nguyễn Thế Hoàn mang theo chiếc vali cũ hỏng khóa. Chàng trai nghèo quê Thái Bình nhất định không để bố mua vali mới mà dùng keo dán lại những vết hở.

http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20151014/bo-doi-bien-phong-nuoi-hoc-tro-ngheo/984772.html

Theo Thái Bá Dũng/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm