Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm về khuyết điểm thi THPT quốc gia

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT tiếp thu các ý kiến của chuyên gia trong buổi trao đổi về kỳ thi THPT quốc gia được cho là còn nhiều bất cập.

Sai phạm thi THPT quốc gia ở một số địa phương rất nghiêm trọng Sai phạm trong kỳ thi năm nay tại một số địa phương được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng lòng tin của xã hội.

Theo Chinhphu.vn, nhiều ý kiến, đóng góp tâm huyết về kỳ thi THPT quốc gia đã được đưa ra trong cuộc gặp gỡ giữa các chuyên gia giáo dục, hiệu trưởng một số trường đại học, THPT và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo Bộ GD&ĐT, ngày 30/7.

Tranh luận về kỳ thi "hai trong một"

Trước những sai phạm ở Sơn La, Hà Giang, nhiều ý kiến cho rằng không cần thiết tổ chức kỳ thi tốt nghiệp lớp 12, địa phương chịu trách nhiệm về việc này.

thi thpt quoc gia anh 1
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ trong buổi gặp gỡ chuyên gia. Ảnh: VTV. 

TS Lương Hoài Nam đề nghị bỏ tốt nghiệp phổ thông vì hơn 97% tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trên cả nước thì còn thi làm gì. Ông Nam đề xuất giao việc công nhận tốt nghiệp cho nhà trường và địa phương.

GS Phạm Tất Dong - Phó chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam - cho rằng nên giao tuyển sinh đại học cho các trường.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa, Hà Nội - nêu quan điểm, nhất thiết phải có kỳ thi tốt nghiệp THPT bởi nếu không thì học sinh không học và rất khó để kiểm soát chất lượng.

Đồng tình với ý kiến này, TS Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội - nói không thể bỏ thi được, nếu không học sinh sẽ “rủ nhau không học”.

GS.TS Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - nhấn mạnh, kỳ thi tốt nghiệp không chỉ thực hiện theo Luật Giáo dục mà là thước đo để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông.

Nếu bỏ kỳ thi thì với “bệnh thành tích, cục bộ” hiện nay, học sinh dù không cố gắng cũng vẫn có điểm, học bạ đẹp để tốt nghiệp. Trình độ mặt bằng giáo dục chung trong cả nước sẽ không thống nhất.

Với kỳ thi tuyển sinh vào đại học, các chuyên gia cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết Luật giáo dục đại học quy định các trường tự chủ trong tuyển sinh, tổ chức kỳ thi tuyển sinh cho tất cả trường là trái luật và đi ngược với xu hướng của thế giới. Một số ý kiến lại cho rằng nên để trường đại học tự tuyển sinh theo các cách khác nhau.

Cuối cùng, các chuyên gia thống nhất cần tiếp tục giữ ổn định kỳ thi THPT, nhưng bỏ cách gọi “kỳ thi 2 trong 1”. Phải xác định rõ đây là kỳ thi để xét tốt nghiệp, còn sử dụng kết quả này làm căn cứ tuyển sinh hay không là quyền của các trường đại học. Kỳ thi nên được giữ ổn định đến năm 2020.

Sửa đổi quy chế thi để cán bộ "không dám, không thể tiêu cực"

Một số chuyên gia cho rằng vấn đề quan trọng nhất là Bộ GD&ĐT phải nhìn nhận một cách nghiêm túc, thấu đáo và cầu thị về những nguyên nhân xảy ra. Ngoài sai phạm của địa phương, Bộ GD&ĐT phải chịu trách nhiệm trong hai khâu ra đề thi và quy trình chấm thi còn những lỗ hổng về bảo mật.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT lắng nghe ý kiến của chuyên gia một cách cầu thị, nghiêm túc, phải nhìn đúng trách nhiệm của mình và sớm đưa ra giải pháp tối ưu để khắc phục hạn chế.

thi thpt quoc gia anh 2
Nhiều chuyên gia giáo dục uy tín đã trao đổi về kỳ thi THPT quốc gia. Ảnh: Lê Trường Tùng

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, "ngân hàng, câu hỏi chuẩn hóa và mức độ tin cậy của đề thi phải tốt hơn nữa. Thứ hai là phần mềm trong quá trình bảo mật, Bộ GD&ĐT cũng cố gắng, rõ ràng khi rà soát lại thì thấy phần mềm chưa đạt chuẩn. Chúng tôi tiếp thu ý kiến các chuyên gia, sẽ làm cho phần mềm tốt hơn”.

Người đứng đầu ngành giáo dục nói nói sẽ rút kinh nghiệm việc tổ chức chấm, chỉ đạo tổ chức chấm theo cụm tập trung, giám sát trực tiếp, áp dụng công nghệ để hạn chế nhỏ nhất sự can thiệp con người.

Trả lời Zing.vn ngày 31/7, TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH FPT - đại biểu tham dự buổi họp trên, cho hay kỳ thi THPT quốc gia dự kiến có một số thay đổi cơ bản trong những năm tới.

Một trong số đó là Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức chấm trắc nghiệm tập trung; phần mềm chấm thi có nhiều thay đổi; tỷ trọng điểm học bạ trong tính điểm xét tốt nghiệp sẽ thấp hơn.

Bộ GD&ĐT sẽ sửa đổi quy chế thi để cán bộ "không dám, không thể tiêu cực". Các khâu từ coi thi, thu bài thi, niêm phong bài thi, quét ảnh bài thi phải xác định rõ trách nhiệm của cán bộ, giáo viên của địa phương và trường đại học để nếu có vi phạm tất cả phải cùng chịu trách nhiệm và bị xử lý nghiêm.

Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm về những khuyết điểm này và sẽ tiếp thu, sửa đổi, hoàn thiện. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT sớm công bố đề án đổi mới kỳ thi THPT có lộ trình, thời gian cụ thể và đích đến cuối cùng.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cảm ơn các chuyên gia và yêu cầu Bộ GD&ĐT cầu thị tiếp thu, không chỉ với vấn đề thi cử mà còn nhiều vấn đề giáo dục khác.

Đây là lĩnh vực liên quan nhiều người dân nên luôn nhận được ý kiến khác nhau. Vì vậy, Bộ GD&ĐT cần tăng cường trao đổi với các chuyên gia trên tinh thần cầu thị, cùng chung nhận thức, đi đến thống nhất và đồng thuận trong xã hội.

Gian lận điểm thi tại Sơn La có thể dẫn đến hậu quả khôn lường Vụ gian lận ở Hà Giang khiến dư luận bàng hoàng về số bài thi được nâng điểm. Tuy nhiên, sai phạm điểm thi ở Sơn La được cho là nghiêm trọng và phức tạp hơn vì sửa trên bài thi.

Chính phủ không vì bệnh thành tích mà bỏ qua vi phạm thi cử

Sáng 31/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm nay.

Liên quan các tiêu cực tại kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia vừa qua tại một địa phương gây bức xúc dư luận, Thủ tướng cho rằng sự cố này đã gây ảnh hưởng lớn đến niềm tin xã hội. Do đó, đòi hỏi cả hệ thống chính trị, cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý rốt ráo, quyết liệt.

Không phải Chính phủ vì bệnh thành tích mà bỏ qua việc này. Chúng tôi sẽ xem xét việc thi THPT và thi đại học một cách nghiêm túc để kết luận những vấn đề đặt ra tại phiên họp này rõ ràng, để yên dân”, Thủ tướng khẳng định. 

'Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên xin lỗi về sai phạm điểm thi'

Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, để xảy ra tiêu cực trong thi cử, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nên có phát ngôn, động thái nhận trách nhiệm, để lấy lại niềm tin của người dân.

Bỏ chấm thi ở địa phương để ngăn chặn tiêu cực như Hà Giang, Sơn La?

TS Lê Trường Tùng cho hay nhiều chuyên gia giáo dục đồng tình với phương án chấm thi trắc nghiệm tập trung do Bộ GD&ĐT quản lý. Bài thi trắc nghiệm sẽ được máy tính làm phách.

Quyên Quyên

Bạn có thể quan tâm