Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bỏ lớp trưởng: Bộ Giáo dục hãy hỏi học sinh

“Bỏ lớp trưởng chuyển sang chủ tịch hội đồng tự quản hay như thế nào là hợp lý, tốt nhất Bộ GD&ĐT hãy hỏi các em học sinh” – TS Lương Hoài Nam chia sẻ.

Thưa ông, Thưa ông, cá nhân ông đánh giá thế nào về ý định bỏ lớp trưởng ở bậc tiểu học mà Bộ GD-ĐT có thể sẽ thực hiện?

- TS Lương Hoài Nam: Ý định bỏ chức danh lớp trưởng đó theo tôi hiểu nó nằm trong tổng thể của việc áp dụng mô hình trường tiểu học mới hay là phương pháp giáo dục mới mà ta gọi là VNEN được ứng dụng qua một quá trình nghiên cứu từ kinh nghiệm thành công của Columbia rồi áp dụng về VN.

Trong mô hình mà chúng ta đang có kế hoạch mở rộng ra, trong lớp học có một tổ chức và tổ chức đó gọi là hội đồng tự quản hay ban tự quản hay cái gì đó phụ thuộc văn hóa từng quốc gia, địa phương.

Và trong tổ chức đó có người đứng đầu do quá trình ứng cử, bỏ phiếu hình thành. Gọi là chủ tịch hội đồng tự quản hay lớp trưởng hay bằng khái niệm hoặc tên gọi gì khác nữa tôi cho rằng câu chuyện này không quá quan trọng. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào đặc thù văn hóa của từng địa phương.

Có một số người nói rằng gọi là chủ tịch hội đồng tự quản thì giáo dục cho trẻ em văn hóa quyền lực ngay từ bé. Tôi cho rằng nói như vậy chưa kết luận được. Có khi chúng ta đang áp đặt cách hiểu của chúng ta về chữ chủ tịch mà trẻ con chưa chắc nghĩ như vậy. Nếu các em nghĩ chữ chủ tịch gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ thì sao.

Bây giờ tôi nghĩ trong câu chuyện đó phải hỏi các em học sinh có hứng thú với việc ứng cử rồi bầu vị trí đó không. Các em ý thức đó là quyền lực hay là trách nhiệm và nghĩa vụ, các em có vui với cách làm mới đó hay không. Tôi nghĩ người trả lời câu hỏi đó chính là các em, chứ không phải quan điểm, cách hiểu của người lớn áp vào rồi nói như thế này là đúng là sai. 

TS Lương Hoài Nam. Ảnh: VietNamNet.
- Trong thời gian ngắn dự thảo điều lệ trường tiểu học thay đổi có tên gọi chức danh chủ tịch hội đồng tự quản, nay chỉ còn chức danh chủ tịch hội đồng tự quản. Vậy thì đây có phải thể hiện sự bối rối, lúng túng của ngành giáo dục không thưa ông?

- Tôi không biết đó là lúng túng hay không. Nhưng bây giờ cần trả lời câu hỏi mô hình VNEN có những vị trí gì, đừng vội nói tên gọi. Ta đang thống nhất thí điểm áp dụng mô hình giáo dục từ kinh nghiệm thực tiễn của Columbia, áp dụng sang đây có những tổ chức gì, vị trí gì cho phù hợp.

Nơi trường học chẳng có lớp trưởng, không ngày khai giảng

Những năm gần đây, nhất là sau khi kết quả chương trình khảo sát kiến thức của học sinh phổ thông (PISA), Phần Lan trở thành quốc gia có nền giáo dục thành công nhất trên thế giới.

Tôi nghĩ rằng mô hình giáo dục đó có thể tốt, tốt hơn những thứ ta đang có hiện nay ở giáo dục miền núi, nông thôn hay thành thị của chúng ta. Nhưng nên mở cửa ra cho nhiều mô hình giáo dục, nhiều phương pháp giáo dục, nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau. Nếu chuyển hết những gì của chúng ta đang có sang một mô hình cả toàn quốc chỉ có mô hình này thôi, tôi nghĩ rằng nó không thỏa đáng.

Ví dụ Hà Nội, TPHCM có nhiều mô hình giáo dục không? Nhiều chứ. Các trường VN của chúng ta hiện đang có một mô hình giáo dục nhưng hãy nhìn sang các trường quốc tế mà xem. Trường Canda là mô hình giáo dục Canada, British school là mô hình giáo dục Anh,..Hiện nay trên địa bàn Hà Nội, TPHCM đã và đang tồn tại nhiều mô hình trường học, giáo dục khác nhau.

Ngay trong hệ thống giáo dục VN tôi nghĩ phải tồn tại nhiều mô hình giáo dục, nhiều mô hình trường học khác nhau, chứ không phải chúng ta chuyển đổi tất cả những gì chúng ta đang có hiện nay thành một hình giống nhau mà chúng ta gọi là VNEN.

- Có rất nhiều luồng ý kiến, thứ nhất là có thể giữ lại chức danh lớp trưởng giáo viên tự đề cử, luân phiên các bạn trong lớp giữ, đưa học sinh tự bầu,..Theo ông, nền giáo dục VN hiện nay để hình thức nào, phương thức nào là phù hợp nhất?

- Bây giờ ta phải có những điểm tham chiếu. Ở ta đang có lớp trưởng, ở hệ thống giáo dục Liên Xô trước đây mà chúng tôi có biết cũng có lớp trưởng. Nhìn sang Đức không có khái niệm lớp trưởng. Nhìn sang giáo dục Newzealand, tôi có bạn bè con cái học ở đó không có lớp trưởng, chủ tịch nào cả. Ở Úc lại có. Con bạn tôi học ở Úc có cái như chúng ta gọi là lớp trưởng hay là chủ tịch được ứng cử, do học sinh bầu ra, luân phiên.

Có vị trí đó hay không, công việc của vị trí đó là cái gì tùy thuộc vào mô hình giáo dục của các quốc gia cụ thể hay trong nhà trường cụ thể. Chúng ta phải đặt vị trí, chức danh, tên gọi đó, công việc đó trong một mô hình giáo dục ở một địa phương cụ thể thì chúng ta mới trả lời được câu hỏi có nên có hay không. Và nếu như ta áp dụng một mô hình chẳng hạn như VNEN – là một mô hình giáo dục được áp dụng ở Columbia hay nói đúng hơn là được áp dụng ở các địa phương miền núi và nông thôn của Columbia thì mô hình đó có tổ chức đó, có chức danh đó. Nếu chúng ta áp dụng một mô hình khác như của Đức, Newzealand thì lại không có nữa.

Tôi nói rằng việc đó phải đặt trong một mô hình cụ thể, trao đổi về mô hình đó và xem mô hình đó có tốt, phù hợp với chúng ta hay không. Khi chúng ta áp dụng mô hình đó rồi thì nó sẽ trả lời câu hỏi có hay không có vị trí đó và nên gọi nó là như thế nào.

'Tôi đã không sốc nặng khi con vào lớp 1'

"Không cho con học thêm, tháng đầu con vào lớp 1 tôi rất buồn và nghĩ không lẽ lúc nào cũng đánh mắng. Giữ vững quan điểm không cho con học thêm sớm, tôi bắt tay vào học cùng con.

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/264930/bo-lop-truong--bo-giao-duc-hay-hoi-hoc-sinh.html

Theo Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm