Con sá sùng trưởng thành dài từ 7-15 cm. Mùa khai thác chủ yếu vào tháng 3-7. Sá sùng bắt về, lộn ruột ra, xát muối và rửa nhiều lần cho sạch cát. Có thể cắt bỏ vòi sá sùng vì vòi là nơi chứa nhiều cát nhất, cho vào chảo rang nhỏ lửa (không cần cho dầu) để sá sùng chín vàng. Dược liệu có hình dạng như miếng vỏ cây khô quăn queo, có thể bảo quản được trong thời gian dài.
Theo Đông y, sá sùng vị mặn, tính mát, có tác dụng bổ thận, tráng dương, thanh nhiệt, lợi phế, kiện tỳ vị.
Cháo sá sùng khô bồi bổ ngũ tạng. |
Chữa yếu sinh lý, liệt dương: sá sùng phơi hoặc sấy khô rồi nướng giòn, tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g hòa với nước ấm hoặc chiêu thuốc với rượu.
Trị chứng triều nhiệt, hen suyễn ho đờm, nóng, sốt về chiều: sá sùng khô 5 g, cát cánh 5 g, tuyền phúc hoa 3 g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hoặc: sá sùng khô 5 g, thanh cao 5 g, địa cốt bì 3 g, sắc uống ngày 1 thang.
Trị răng lợi sưng đau: sá sùng khô 5 g sắc uống.
Bồi bổ ngũ tạng, tư âm tráng dương, tăng cường khí lực: sá sùng tươi 200 g, lá dâm dương hoắc 50 g, lá hẹ 50 g, dầu vừng, thêm nước xâm xấp, hấp chín, ăn chấm với muối tiêu chanh.
Tăng sức đề kháng, hỗ trợ trị liệu ung thư, bồi bổ sức khỏe: sá sùng tươi 100 g, gạo tẻ 50 g, gia vị vừa đủ, nấu cháo ăn trong ngày; hoặc dùng bài: bột sá sùng 6g hấp với nước cơm, ăn ngày 2 lần.