Tối 13/9, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết trong thời gian tới đây, khi số lượng lớn vaccine về, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn đối với các địa phương trong việc triển khai thực hiện tiêm vaccine cho trẻ em 12-18 tuổi.
"Mặt khác, trong thời gian qua, Bộ Y tế đã tích cực làm việc với các công ty cung ứng, nhà sản xuất để đặt hàng mua vaccine cho năm 2022. Chúng tôi dự kiến mua vaccine cho trẻ từ 5 tuổi trở lên để đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch đối với toàn dân trên nguyên tắc vacccine về nhiều nhất, nhanh nhất", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Trước đó, ngày 6/9, Bộ Y tế đã có văn bản hoả tốc số 7355/BYT- DP gửi Văn phòng Chính phủ về việc trả lời đề xuất, kiến nghị tiêm vaccine phòng Covid-19 cho học sinh trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo với Thủ tướng tại Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021.
Trong văn bản này, Bộ Y tế cho biết cơ quan này đang tích cực tìm nguồn vaccine. Nhưng hiện nay, khi vaccine còn hạn chế, Việt Nam mới tập trung tiêm chủng cho nhóm ưu tiên theo nghị quyết 21 và người từ 18 tuổi trở lên.
Khi có vaccine, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn mới. Lúc đó, bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt danh sách đối tượng tiêm cụ thể, trong đó có đối tượng dưới 18 tuổi bao gồm học sinh.
Tai hội nghị hội trực tuyến đánh giá và triển khai một số giải pháp bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em trong đại dịch Covid-19 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức mới đây, chuyên gia của WHO tại Việt Nam cho biết các thử nghiệm vaccine cho trẻ em đang tiếp tục được triển khai. WHO sẽ cập nhật khuyến nghị khi có những bằng chứng hoặc tình hình dịch tễ học cần thiết, phù hợp để thay đổi chính sách.
Hầu hết trẻ em có nguy cơ mắc bệnh nặng thấp. Việc tiêm chủng cho trẻ em với mục đích giảm sự lây truyền.
Do vậy, WHO khuyến nghị có thể giảm sự lây nhiễm bệnh thông qua các biện pháp y tế công cộng như: Giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc người khác; không tập trung đông người và tránh tiếp xúc gần, ở nơi thông thoáng khí; đeo khẩu trang đúng cách; rửa tay thường xuyên; hắt hơi, ho vào khuỷu tay hoặc khăn giấy, sau đó loại bỏ ngay khăn.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.