Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Văn hóa yêu cầu dừng đấu giá tài sản Hãng phim truyện Việt Nam

Trước phản ứng của các nghệ sĩ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cho dừng việc tổ chức bán đấu giá tài sản của Hãng phim truyện Việt Nam trong quá trình thanh tra.

Ngày 30/10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam tạm thời dừng triển khai việc bán đấu giá tài sản Hãng phim truyện Việt Nam.

Bộ VHTT&DL đề nghị Công ty MTV Mua bán nợ Việt Nam tiếp tục quản lý, bảo quản tài sản bàn giao theo đúng quy định hiện hành.

Hang phim truyen Viet Nam anh 1
Văn bản của Bộ đề nghị dừng bán đấu giá tài sản tại Hãng phim truyện Việt Nam.

Trước đó vào ngày 25/10, Công ty MTV Mua bán nợ Việt Nam gửi công văn cho Hãng phim truyện Việt Nam, thông báo việc bán đấu giá tài sản tồn đọng, không cần dùng, chờ thanh lý đã được loại trừ khỏi giá trị doanh nghiệp. Việc đấu giá được thực hiện trực tiếp bởi Công ty cổ phần Đấu giá Thành An.

Các nghệ sĩ đang công tác Hãng phim Việt Nam đã phản ứng kịch liệt khi  nhận được bản thông báo này.

Chia sẻ với Zing.vn, đạo diễn Quốc Tuấn khẳng định Chính phủ đã quyết định thanh tra, tức là tất cả quá trình cổ phần có vấn đề cần làm rõ. Do vậy phải sau khi quá trình thanh tra hoàn tất, đơn vị mới được phép thay đổi hiện trạng, bao gồm đấu thầu tài sản.

"Thế nhưng, tranh thủ thời điểm 'tranh tối, tranh sáng', họ lại định bán đồ để kiếm tiền. Khả năng họ thấy họ thua nên phải tranh thủ như vậy. Hiện tại, không có danh sách cụ thể những món đồ mang ra đấu thấu, tuy nhiên, tất cả đều không nằm trong biên bản định giá tài sản của hãng phim", Quốc Tuấn nói.

"Với chúng tôi, đó là những món đồ rất quý giá, ví dụ mũ của lính Pháp thời xưa. Những đạo cụ này, chúng tôi không thể làm lại được. Họ định giá 800 triệu đồng nhưng với chúng tôi nó là vô giá", anh khẳng định.

Hang phim truyen Viet Nam anh 2
Có nhiều tài sản của Hãng phim không được tính vào giá trị doanh nghiệp nhưng theo các nghệ sĩ đó đều là những hiện vật có giá trị.

Hiện tại, sau khi nhận công văn của Bộ, Công ty MTV Mua bán nợ Việt Nam đã yêu cầu Công ty cổ phần Đấu giá Thành An dừng, không bán đấu giá lô tài sản tại hãng phim. Hiện tại, quá trình thanh tra hãng phim vẫn tiếp tục, dự kiến có kết quả trước ngày 1/12.

Hãng phim truyện Việt Nam là hãng phim đầu tiên sản xuất phim ở Việt Nam. Hãng thành lập năm 1953. Năm 1959, bộ phim Chung một dòng sông ra đời đánh dấu viên gạch đầu tiên của dòng phim cách mạng kinh điển.

Sau hơn 50 năm tồn tại, hãng đã sản xuất hơn 300 bộ phim trong đó nhiều bộ phim được ví là niềm tự hào của điện ảnh Việt như: Con chim Vành KhuyênVĩ tuyến 17 ngày và đêmChị DậuĐêm hội Long TrìĐến hẹn lại lên... Tuy vậy, những năm gần đây, nhiều dự án phim cũng hãng liên tục thua lỗ, các phim đều chật vật bán vé khi ra rạp.

Ngày 29 tháng 6 năm 2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định số 2238/QĐ-BVHTTDL phê duyệt phương án chuyển đổi Hãng phim Truyện Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phim Truyện Việt Nam.

Năm 2016, hãng Phim truyện Việt Nam chào mời cổ phần hóa. Sau đó, các nghệ sĩ lên tiếng "tố" quá trình cổ phần hóa không minh bạch. Sau nhiều lùm xùm, Tổng công ty vận tải thủy Vivaso hoàn tất quá trình mua lại đơn vị này vào tháng 6/2017.

Hiện tại, Hãng có tên là Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam.

Đại gia Thủy Nguyên: 'Không để Hãng phim truyện VN thành cái chợ' Theo đại gia Thủy Nguyên, muốn nói người khác phải nhìn lại mình trước đã và điều tổi thiểu với người lịch sử là phải biết chuyện gì nên nói.

Bộ Văn hóa chấn chỉnh việc ông Thủy Nguyên gọi Quốc Tuấn là Chí Phèo

Theo ông Nguyễn Thái Bình, Chánh văn phòng Bộ VH-TT&DL, những lời nói của ông Nguyễn Thủy Nguyên về nghệ sĩ hãng phim là không phù hợp với thuần phong mỹ tục.





Bảo Ngọc - Lan Phương

Bạn có thể quan tâm