Sáng 11/9, báo cáo với Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, đại diện Bộ Y tế cho biết ngày 5-11/9, cơ quan này đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu thuốc Remdesivir với số lượng 1,7 triệu liều để điều trị các bệnh nhân mức độ trung bình, nặng.
Bộ Y tế cũng chỉ đạo hệ thống các công ty dược nhập các nguyên liệu và chủ động sản xuất để chuẩn bị cho chiến lược phòng, chống dịch bệnh lâu dài, song song với việc nhập các thuốc khác để điều trị các bệnh nhân nặng, giảm tỷ lệ tử vong.
Sau quá trình triển khai chương trình điều trị có kiểm soát tại cộng đồng, Bộ Y tế ghi nhận tổng cộng 129.820 người bệnh tham gia, bước đầu có kết quả khả quan, giảm nhanh nồng độ virus sau điều trị.
Về công tác điều trị, đến nay, số ca khỏi bệnh là 338.000 (chiếm 59% số ca mắc); số ca đang theo dõi là 231.426, trong đó điều trị tại bệnh viện 96.839 (41,7%), tại khu cách ly tập trung là 52.791 (chiếm 22,8%), điều trị tại nhà là 82.246 (35,5%).
Tỷ lệ tử vong tại các tầng đã giảm rõ rệt, đặc biệt ở tầng 3 - trung tâm hồi sức tích cực. Ngoài ra, 28 tỉnh chưa có ca tử vong.
Trạm Y tế lưu động tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai đã phát huy hiệu quả. Trong đó, TP.HCM xây dựng và vận hành 520 trạm y tế lưu động, quản lý 76.352 F0 và 41.740 trường hợp sau xuất viện tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà. Bên cạnh đó, thành phố thành lập thêm các tổ, đội, nhóm chăm sóc người nhiễm dựa vào cộng đồng góp phần giảm tải cho các cơ sở điều trị và giảm tử vong.
Các địa phương đang tích cực chuẩn bị các giường hồi sức cấp cứu với 13.100 giường hồi sức cấp cứu trên toàn quốc.
Việc đảm bảo oxy cũng được đẩy nhanh với 13.682 giường có oxy, 2.223 giường có máy thở, 1.900 giường HFNC đang hoạt động tại các trung tâm hồi sức.
Về công tác xét nghiệm, Bộ Y tế thông tin trong tuần qua, cả nước đã tiến hành xét nghiệm rRT-PCR cho 5,2 triệu lượt người. So với tuần trước, số lượt người được xét nghiệm tăng 7,4%, chủ yếu tại Hà Nội và TP.HCM. Tỷ lệ xét nghiệm trên một triệu dân của Việt Nam đứng thứ 107/223 thế giới.
Việc xét nghiệm toàn dân trên diện rộng đã bóc tách được các ca nhiễm ra khỏi cộng đồng đồng thời phát hiện sớm nguồn lây nhiễm để cách ly, khoanh vùng, dập dịch kịp thời; không để tiếp tục lây lan trong cộng đồng; tránh việc giãn cách kéo dài trên phạm vi rộng, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.