Bánh mì là món ăn được phố được yêu thích ở Việt Nam. Ảnh minh họa: Unsplash. |
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), vừa ký văn bản gửi Sở Y tế tỉnh Đồng Nai và các bệnh viện trên địa bàn về công tác cấp cứu, điều trị những người nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì.
Trước đó, từ sáng 1/5, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh và một số bệnh viện tỉnh Đồng Nai đã tiếp nhận nhiều người bệnh nghi do ngộ độc thực phẩm.
Đến nay, tổng số bệnh nhân đã tăng lên hơn 470 người, trong đó có 7 ca đang điều trị hồi sức tích cực và 2 bệnh nhi đang được lọc máu.
Trước tình hình này, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Đồng Nai tiếp tục tập trung, huy động các thầy thuốc giỏi, bảo đảm đủ thuốc, phương tiện cấp cứu, xử trí, cứu chữa kịp thời người bệnh.
Đặc biệt, lãnh đạo Cục đề nghị theo dõi chặt chẽ người bệnh nặng và có nguy cơ tăng nặng, đặc biệt là các ca đang điều trị hồi sức tích cực, đồng thời quan tâm chăm sóc sức khỏe, động viên người bệnh và gia đình.
Bộ Y tế cũng đề nghị ngành y tế Đồng Nai phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế tại khu vực phía Nam như Bệnh viện Chợ Rẫy, Đại học Y Dược TP.HCM, Thống Nhất và các bệnh viện nhi đồng tuyến trên trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa qua telehealth nếu cần thiết.
Cũng trong sáng 3/5, đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai về vụ ngộ độc thực phẩm tại TP Long Khánh liên quan hàng trăm người.
Ông Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm phát biểu tại buổi làm việc với Sở Y tế Đồng Nai sáng 3/5. |
Ông Nguyễn Hùng Long đề nghị ngành Y tế Đồng Nai tập trung mọi nguồn lực tốt nhất để cứu chữa cho các bệnh nhân vụ ngộ độc thực phẩm, nhất là những bệnh nhân nặng.
Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh rà soát, những bệnh nhân nào ổn định sức khỏe thì cho xuất viện để tập trung điều trị cho những bệnh nhân nặng hơn; Đồng thời tiên lượng xem có còn thêm bệnh nhân mới không để chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, giường bệnh, nhân lực phục vụ công tác điều trị.
Theo ông Nguyễn Đình Minh, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, qua điều tra cho thấy, thời gian ủ bệnh trung bình của các bệnh nhân từ 4-8 giờ. Triệu chứng chủ yếu là tiêu chảy, nôn ói. Tiệm bánh mì không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
ThS Võ Thị Ngọc Lắm, Phó giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, cho biết tiệm bánh mì Cô Băng bán bánh mì thịt bao gồm: bánh mì, pate tự làm phục vụ khoảng 1.000 ổ bánh mì thịt/ngày vào buổi sáng từ lúc 6h đến 9h và buổi chiều vào lúc 15h đến 19h. Nguyên liệu thực phẩm được chế biến và bán tại nhà.
Lực lượng chức năng đã yêu cầu cơ sở tiếp tục tạm ngưng hoạt động kinh doanh cho đến khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền và được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Máu là sức mạnh tự nhiên, là nguồn năng lượng quan trọng đã duy trì sự sống của chúng ta từ thời xa xưa. Bạn có thể không biết mình thuộc nhóm máu nào trừ khi bạn từng đi hiến máu hoặc cần truyền máu. Tại sao nhóm máu của chúng ta lại mạnh mẽ đến vậy? Vai trò thiết yếu của nhóm máu đối với sự tồn tại của chúng ta là gì - không chỉ trong hàng nghìn năm trước mà cho đến tận ngày nay?
Cuốn sách Ăn theo nhóm máu của BS Peter J D’Adamo gợi ý những chế độ ăn theo nhóm máu và những tác động đến sức khỏe, đời sống và tuổi thọ.