Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Đậu mùa khỉ

Bộ Y tế xếp đậu mùa khỉ vào bệnh truyền nhiễm nhóm B

Theo đó, đậu mùa khỉ được đánh giá là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Đậu mùa khỉ được xếp là bệnh truyền nhiễm nhóm B. Ảnh: Reuters.

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã ký văn bản Quyết định bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Một số bệnh truyền tiêu biểu nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do Adenovirus gây ra, HIV/AIDS, bạch hầu, cúm, dại, ho gà, lao phổi, quai bị, sốt rét, tay chân miệng...

Theo đó, các hoạt động phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ trong thời gian tới sẽ được thực hiện theo quy định đối với bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Bên cạnh nhóm B, Việt Nam còn 2 nhóm bệnh truyền nhiễm khác là A và C.

Bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh như Covid-19, cúm A-H5N1, bại liệt, dịch hạch, đậu mùa...

Bệnh truyền nhiễm nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh như Chlamydia, giang mai, lậu, sán lá gan...

Liên quan bệnh đậu mùa khỉ, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca mắc trên toàn cầu đang ghi nhận xu hướng giảm. Cụ thể, từ 1/1 đến 1/11, toàn thế giới đã ghi nhận 77.934 trường hợp mắc bệnh tại 109 quốc gia thuộc 6 khu vực của WHO, 36 trường hợp tử vong.

Số ca mắc ghi nhận trên toàn cầu trong tuần từ 24/10 đến 30/10 (1.316 trường hợp) giảm 39,7% so với tuần trước đó. 10 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất chiếm 86,5% các trường hợp được báo cáo trên toàn cầu gồm: Mỹ (28.651), Brazil (9.226), Tây Ban Nha (7.317), Pháp (4.094), Anh (3.701), Đức (3.668), Colombia (3.523), Peru (3.110), Mexico (2.654) và Canada (1.437).

Phần lớn trường hợp có báo cáo trong 4 tuần qua được thông báo từ khu vực châu Mỹ (89,2%) và châu Âu (7,4%).

Tại Việt Nam, nước ta đến nay đã ghi nhận 2 trường hợp mắc đậu mùa khỉ tại TP.HCM. Đây đều là ca bệnh nhập cảnh, đã được phát hiện và xử lý theo quy định ngay tại cửa khẩu, không có nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những con người vượt qua bệnh tật và những trang sách yêu mến cuộc sống ở tuyển tập sách của Zing.

> Xem thêm: Hành trình chiến thắng bệnh tật

Một ca nghi mắc đậu mùa khỉ ở Đắk Lắk

Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk lấy mẫu xét nghiệm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để xét nghiệm chẩn đoán.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền trước khi có triệu chứng

Hôm 2/11, các nhà nghiên cứu ở Anh cho biết bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan trước khi người bệnh xuất hiện triệu chứng.

Dịch Đậu mùa khỉ

Ngày 23/7/2022, Tổng giám đốc WHO công bố đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ hiện nay đáp ứng các tiêu chí đánh giá tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế theo Điều lệ Y tế quốc tế do tốc độ lây lan nhanh, nguy cơ về sự lan rộng hơn nữa của dịch bệnh tới các quốc gia khác là rất rõ ràng. Nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ là ở mức trung bình trên toàn cầu, riêng khu vực châu Âu là ở mức nguy cơ cao. Nhiều thông tin về bệnh cần được nghiên cứu và tìm hiểu thêm, đặc biệt là về phương thức lây truyền của virus. Độc giả xem toàn cảnh các bài viết về dịch đậu mùa khỉ dưới đây:

Quốc Toàn

Bạn có thể quan tâm