Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ việc xả túi nylon, lư hương, bàn thờ... trong ngày tiễn ông Táo về trời, một nhóm tình nguyện viên có mặt tại cầu Long Biên để hỗ trợ người dân thả cá đúng cách. |
Dọc hai bên cầu Long Biên, nhiều khẩu hiệu tuyên truyền về cách thả cá chép được treo lên. |
Hoạt động của nhóm bạn trẻ diễn ra trong hai ngày 24/1 và 25/1. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, số lượng người tham gia chỉ còn bằng 1/4 so với mọi năm do nhiều sinh viên đang ở quê học online. |
Để triển khai hoạt động này, bạn Nguyễn Phạm Nguyên Hoàng (trái) cùng cả nhóm đã phải lên kế hoạch từ tháng 11/2021. Các khâu chuẩn bị gồm xin tài trợ, sắp xếp thành viên, phân công vị trí... Họ chia thành từng phân đội nhỏ như: đội thả cá, đội truyền thông, đội hậu cần... Mỗi thành viên thay phiên nhau trực theo ca. |
Một số người dân cúng Táo quân sớm, mang cá chép ra sông thả đã được các bạn trẻ hỗ trợ. |
Các bạn mang sẵn một thùng nhựa đã qua sử dụng để thả cá. Phần quai thùng cố định bằng dây thừng, buộc vào thành cầu. Cá được thả khi đưa xuống gần mặt nước chứ không bị ném từ trên cao xuống. |
Nhờ vậy, cầu Long Biên không còn nhiều cảnh cá bị quăng, ném hay vứt như mọi năm. |
Tuy vậy, vẫn có người quan niệm rằng phải tự tay mình thả mới "thiêng". Một người đàn ông đích thân ném bát hương xuống sông dù trước đó đã được các bạn trẻ đề nghị hỗ trợ. |
"Như lễ ông Táo mọi năm, tôi luôn cảm thấy áy náy khi phải thả những thứ này tại hồ gần nhà, thật sự cũng không biết phải xử lý thế nào. Tuy nhiên năm nay được bạn bè hướng dẫn, tôi đã đến đây thả cá", người phụ nữ này chia sẻ. |
Để hạn chế việc thả tro từ trên cầu gây ảnh hưởng đến người đi đường, một tốp bạn trẻ khác được phân công trực phía dưới chân cầu Long Biên. |
Rác thải sau đó được cho vào các bao tải lớn và tập kết một chỗ. |
Tuy vậy, dưới chân cầu Long Biên vẫn còn tồn động rác thải được cho là từ nhiều năm trước. |