Bé trai T.V.K., 4 tuổi, nặng 7 kg, ngụ Đồng Tháp, được gia đình đưa cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) sau 5 ngày sốt cao liên tục.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện, cho biết thời điểm nhập viện, trẻ lừ đừ, môi hồng, sốt cao 39,5 độ C, dịch não tuỷ bình thường. Kết quả siêu âm bụng cho thấy có một ổ tụ dịch lớn, lợn cợn lan từ bên phải gan đến trực tràng.
Bệnh nhi tiếp tục được làm CT scan bụng có tiêm thuốc cản quang. Hình ảnh ghi nhận có ổ áp xe trong ổ bụng và giữa các lớp cơ vùng bẹn đùi phải.
Sức khoẻ bệnh nhi dần ổn định sau khi được làm sạch ổ áp xe trong bụng. Ảnh: BVCC. |
Các bác sĩ nhanh chóng truyền dịch chống sốc, kháng sinh phổ rộng. Sau đó, ê-kíp rạch da, mở khoang sau phúc mạc thì một lượng lớn mủ đục trào ra. Ổ mủ to kéo dài từ hố thận đến hố chậu, có nhiều vách thông nhau.
Ê-kíp lập tức bơm rửa sạch ổ mủ, phá các ngóc ngách, đặt dẫn lưu. Kết quả cấy mủ cho thấy trẻ bị nhiễm khuẩn Escherichia Coli, một trong những tác nhân gây bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ.
Sau hơn một tuần điều trị, tình trạng bé trai cải thiện. Trẻ hết sốt, tỉnh táo, bú khá, xét nghiệm máu số lượng bạch cầu, C-reactive protein (CRP) trở về bình thường.
Theo bác sĩ Tiến, đây là trường hợp áp xe sâu hiếm gặp ở trẻ em, gây sốt kéo dài mà ổ mủ không ở những nơi thông thường như vùng tai mũi họng, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu…
Với những trường hợp này, các bác sĩ phải tìm vị trí nhiễm trùng ở sâu trong ổ bụng, trong hoặc ngoài phúc mạc thông qua thăm khám và chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ.
Những loại vi khuẩn mang bộ mặt của cừu non
Trong cơ thể người có mọt hệ thống vi sinh vật rất phong phú. Chúng có công rất lớn trong việc xây dựng hàng rào miễn dịch và đề kháng cho cơ thể. Thế nhưng, việc lạm dụng kháng sinh đã gây ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh vật trong cơ thể. Cuốn sách "Siêu tổ chức con người" của tác giả Rodney Dietert đem tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để bảo vệ hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể và xây dựng lối sống lành mạnh.