Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Bùng nổ mô hình nhà dưỡng lão cho thanh niên ở Trung Quốc

Muốn trốn khỏi áp lực công việc và cuộc sống, nhiều người trẻ đổ xô tới các nhà dưỡng lão đặc biệt, xây dựng riêng để "chữa lành" cho thanh niên.

Dọc theo bờ một nhánh sông Cám ở Nam Xương, tỉnh Giang Tây, một ngôi nhà sơn màu sáng nổi bật giữa những ngôi nhà cổ. Fan Wenqiang (41 tuổi) đến từ Nam Xương là người quản lý ngôi nhà này.

Fan chia sẻ với tờ Lianhe Zaobao rằng vào tháng 5/2023, anh và 3 người bạn thuộc thế hệ 9X đã thuê ngôi nhà gỗ cũ này với giá 7.600 nhân dân tệ (1.065 USD) một năm và biến nó thành "nhà hưu trí (dưỡng lão) dành cho thanh thiếu niên".

"Đây là thiên đường của chúng tôi sau cuộc sống bận rộn. Nó cho chúng tôi không gian để giải tỏa căng thẳng, nơi đây là bản ballad và là nơi đi trốn của chúng tôi", Fan nói.

Lối sống chậm rãi như Fan có vẻ phù hợp hơn với những người đã nghỉ hưu. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trong công việc lẫn cuộc sống của Trung Quốc, nhiều người trẻ bắt đầu khao khát một cuộc sống giản dị, yên bình và nhàn nhã. Xu hướng này đã dẫn đến sự bùng nổ của các nhà dưỡng lão dành cho thanh thiếu niên trên khắp đất nước.

Mô hình dành cho những thanh niên muốn "đi trốn"

Khi Fan thuê ngôi nhà 40 năm tuổi này, nó đã xuống cấp và cần được cải tạo toàn diện. Ngoài việc sơn lại tường, nhóm còn thay thế hệ thống dây điện và xây một nhà vệ sinh ngoài trời.

Anh nói: "Việc cải tạo không tốn kém nhiều và chúng tôi tự làm hầu hết. Trong thời gian đó, chúng tôi làm việc chăm chỉ mỗi ngày, không chỉ thấy khỏe khoắn hơn mà còn cảm thấy rất vui vẻ".

Fan là một nghệ sĩ kiêm nhà thiết kế có lịch làm việc khá linh hoạt. Anh lái xe từ nhà mình ở Nam Xương đến "nhà dưỡng lão" này ít nhất 3 ngày/tuần.

Anh và bạn bè bận rộn trong vườn rau bên cạnh sân. Sau một ngày làm việc vất vả, họ pha một ấm trà và trò chuyện dưới bóng cây trong khi tận hưởng làn gió sông. Và khi thấy buồn ngủ, họ nghỉ ngơi trên chiếc võng treo giữa hai cây bưởi.

nha duong lao thanh nien anh 1

Guan Feng điều hành nhà dưỡng lão dành cho thanh niên ở Giang Tây.

Từ tháng 5 năm ngoái, Guan Feng (34 tuổi) đã nghỉ công việc chuyên gia lập kế hoạch du lịch và tiếp quản một nhà trọ dưới chân núi Lu ở Giang Tây. Cuối năm đó, cô dựng một biển thông báo rằng đây là nhà dưỡng lão dành cho thanh niên. Giống như Fan, cô hy vọng sẽ tạo ra một nơi để những người trẻ tuổi tránh xa đám đông ồn ào và chăm sóc cho tâm trí, cơ thể của họ.

"Nhiều người hy vọng được thư giãn ở những nơi như Đại Lý, Tân Cương, Tây Tạng hoặc ở nước ngoài, nhưng những lựa chọn ấy không thực tế đối với những người trẻ tuổi này. Khoảng sân nhỏ của chúng tôi chỉ cách trung tâm thành phố Cửu Giang 30 phút. Họ có thể yên tĩnh đọc sách, trò chuyện và thưởng thức bữa ăn hoặc đồ uống với bạn bè ở đây", Guan Feng nói.

Guan nhớ lại một vị khách trước đây đã đến nhà dưỡng lão thanh niên để xao dịu tinh thần bất ổn của mình sau một dự án kinh doanh thất bại khiến anh chán nản. Anh giữ thói quen lành mạnh mỗi ngày, leo núi Lushan, đọc sách, giao lưu với người khác và điều chỉnh tư duy của mình.

"Sau nửa tháng sống cuộc sống 'nghỉ hưu', anh ấy dần tìm lại chính mình. Nhà dưỡng lão mang đến cho anh ấy một môi trường để thư giãn và tự suy ngẫm, giúp thoát khỏi áp lực và trách nhiệm ở nhà", Guan kể.

Các bài đăng về nhà dưỡng lão dành cho thanh niên thường thu hút những bình luận ghen tị từ cư dân mạng trẻ tuổi, nhiều người bày tỏ mong muốn được trải nghiệm kỳ nghỉ cho riêng mình. Một số người trong ngành thậm chí tuyên bố nhà hưu trí của họ đã kín chỗ trước khi mở cửa, tạo ra cơn sốt đầu tư.

Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng ăn nên làm ra với mô hình này. Guan thừa nhận rằng mặc dù có rất nhiều đặt chỗ từ cư dân mạng sau khi dịch vụ nhà dưỡng lão thanh thiếu niên được đăng, thực tế có rất ít người đến thuê nhà. Trong 6 tháng qua, có rất ít người thuê nhà dài hạn. Cô cho rằng điều này chủ yếu do các kênh quảng cáo hạn chế và chi phí thuê nhà cao.

Khi thị trường du lịch bước vào mùa thấp điểm, Guan dự định giảm giá thuê nhà dưỡng lão thanh niên từ 2.500 nhân dân tệ xuống còn 1.500 nhân dân tệ/tháng. Cô cũng có kế hoạch tổ chức nhiều buổi họp mặt và sự kiện hơn để tăng sức hấp dẫn của nơi này.

Nhưng cô cũng nhấn mạnh rằng mình không điều hành một nhà dưỡng lão thanh niên chỉ để kiếm tiền hoặc cố lấp đầy mọi phòng. "Tôi quan tâm hơn đến việc tìm kiếm những người có cùng tần số và thực sự cần nơi này. Tôi chỉ cần kiếm đủ tiền để trang trải tiền thuê nhà, tiện ích và các chi phí cơ bản khác".

Không dành cho tất cả

Các nhà dưỡng lão có thể giúp mọi người thư giãn về thể chất và tinh thần, nhưng một số người trẻ cho rằng hình thức "chữa lành" này phù hợp hơn với những người dư dả tiền bạc.

Huang Linkai (33 tuổi) đã bị một công ty công nghệ ở Thâm Quyến sa thải vào năm ngoái và đang là tài xế cho ứng dụng gọi xe. Khi được phỏng vấn, anh cho biết không thể tìm được công việc phù hợp trong 6 tháng qua do tình hình việc làm không thuận lợi. Tuy nhiên, anh sẽ cảm thấy lo lắng hơn nữa nếu không làm gì cả.

"Tôi cũng muốn đến nghỉ ở một nhà dưỡng lão dành cho thanh niên để thư giãn, nhưng điều đó là không thể. Tôi sẽ không có thu nhập ngay khi ngừng làm việc, ai sẽ trả tiền thế chấp và chi phí sinh hoạt cho tôi?", anh than thở.

nha duong lao thanh nien anh 2

Chuyên gia cho rằng nhà dưỡng lão thanh niên là một sản phẩm tiêu dùng mới nổi để đối phó với lo lắng quá mức.

Wei Zhizhong, cố vấn tâm lý trưởng tại Phòng tư vấn tâm lý Yiweiduxin của Quảng Châu, phân tích rằng các nhà hưu trí thanh niên là một dự án thương mại nhằm xoa dịu sự lo lắng của các nhóm cụ thể và đáp ứng nhu cầu tâm lý của họ. Được thúc đẩy bởi nền văn hóa phụ và mạng xã hội, chúng đã trở thành một sản phẩm tiêu dùng mới nổi để xã hội đối phó với sự lo lắng quá mức.

Ông cho rằng sự lo lắng của giới trẻ ngày nay về mặt lập kế hoạch nghề nghiệp, phát triển bản thân, áp lực cuộc sống và tự khẳng định bản thân đã thúc đẩy sự gia tăng của các sản phẩm và dịch vụ như vậy. Tuy nhiên, các giải pháp này thường chỉ mang lại sự giải tỏa tạm thời và không giải quyết được gốc rễ của vấn đề.

Wei ví nhà dưỡng lão dành cho thanh niên như việc được massage khi cảm thấy không khỏe - mặc dù phương pháp đó có thể giúp giảm tạm thời tình trạng mệt mỏi về thể chất, nhưng về cơ bản không thể cải thiện sức khỏe thể chất của một người. Tương tự như vậy, nhà dưỡng lão thanh niên chỉ có thể giúp giảm tạm thời về mặt tâm lý và không thể giải quyết những thách thức và lo lắng lâu dài mà họ phải đối mặt.

Ông nhấn mạnh rằng chìa khóa để thực sự vượt qua sự lo lắng nằm ở hành động tích cực và nỗ lực bền bỉ.

Tuy nhiên, Guan cho rằng những lời chỉ trích về các nhà dưỡng lão dành cho thanh thiếu niên thường xuất phát từ sự thiên vị và hiểu lầm, cho rằng những người đến thuê ở đây đại diện cho thế hệ "nằm im, mặc kệ sự đời". Cô tin rằng những người trẻ lựa chọn nhà dưỡng lão ít quan tâm đến nhận thức bên ngoài và tập trung hơn vào việc điều chỉnh tư duy và tự chăm sóc bản thân.

Fan cũng cho rằng thanh niên không thể "nằm im". Anh giải thích: "Có một cái giá phải trả cho việc 'nằm im'. Phải làm việc chăm chỉ khi phải làm, bạn có thể nghỉ ngơi và tận hưởng cuộc sống sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình".

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Hơn 11.000 người tham gia thử thách ngủ xuyên lễ 2/9

Trước thềm nghỉ lễ Quốc khánh, hàng nghìn người trẻ đã bấm quan tâm và tham gia các sự kiện "ngủ xuyên 4 ngày lễ", "nghỉ lễ không làm gì"...

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm