Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Burger King thua kiện nhà hàng Ấn Độ cùng tên

Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của Mỹ Burger King đã thua trong cuộc chiến pháp lý kéo dài 13 năm với một nhà hàng Ấn Độ có cùng tên.

Burger King theo đuổi vụ kiện suốt 13 năm vì một nhà hàng Ấn Độ có tên giống mình.

Một tòa án Ấn Độ đã bác bỏ đơn kiện do Tập đoàn Burger King đệ trình với cáo buộc một nhà hàng ở thành phố Pune, thuộc tiểu bang Maharashtra vi phạm nhãn hiệu tại vì có cùng tên, Independent đưa tin.

Tòa án lưu ý rằng nhà hàng Ấn Độ đã hoạt động từ năm 1992, nhiều năm trước khi công ty đa quốc gia này bắt đầu kinh doanh tại nước này.

Tập đoàn Burger King được thành lập vào năm 1953 với tên gọi Insta-Burger King và đổi tên thành Burger King vào năm 1959. Tập đoàn này thâm nhập thị trường Ấn Độ vào tháng 11/2014, mở cửa hàng đầu tiên tại thủ đô Delhi và có mặt tại Pune vào năm sau.

Tập đoàn cho biết họ đã gửi thông báo ngừng và hủy bỏ hoạt động vào năm 2009 sau khi phát hiện ra rằng Anahita Irani và Shapoor Irani, cặp đôi ở Pune, đang sử dụng tên Burger King cho nhà hàng của mình.

Phía Irani trả lời rằng tập đoàn không thể yêu cầu bất kỳ quyền lợi theo luật chung vì không có nhà hàng Burger King nào hoạt động tại Ấn Độ vào thời điểm đó.

burger king anh 1

Burger King thua kiện nhà hàng trùng tên ở Ấn Độ.

Tập đoàn Burger King đã đệ đơn kiện vào năm 2011, tuyên bố rằng tên nhà hàng Pune đã vi phạm nhãn hiệu của mình. Họ cũng yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Irani lập luận rằng mình đã sử dụng tên này từ năm 1992, hơn một thập kỷ trước khi chuỗi nhà hàng Mỹ đến Ấn Độ. Logo của họ khác biệt và điều đó không khiến bất kỳ ai nhầm lẫn nhà hàng Pune với chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh toàn cầu.

"Bị đơn sử dụng vương miện giữa các từ Burger King để mô tả từ Burger King, trong khi có vẻ như nguyên đơn chưa bao giờ sử dụng nó. Do đó, xét về mặt lừa dối thị giác, thì không có gì cả", họ lập luận.

Tuy nhiên, khi vụ án kéo dài, Irani đã đổi tên nhà hàng của mình thành Burger.

Họ cũng đã phản tố gã khổng lồ thức ăn nhanh, yêu cầu bồi thường thiệt hại 2 triệu Rupee (khoảng 24.000 USD) với lý do vụ kiện đã gây tổn hại đến hoạt động kinh doanh của họ. Yêu cầu bồi thường đã bị tòa án bác bỏ vì nhà hàng Ấn Độ đã "không cung cấp bằng chứng hỗ trợ để chứng minh thiệt hại thực tế gây ra".

Đối với vụ kiện do Tập đoàn Burger King đệ trình, tòa án cho biết công ty đã "thất bại thảm hại" trong việc chứng minh hành vi vi phạm nhãn hiệu. Do đó, công ty không được hưởng bất kỳ khoản bồi thường nào và nhà hàng Pune được tự do sử dụng tên này.

"Khi không có bằng chứng thuyết phục, tôi thấy rằng nguyên đơn không có quyền được hưởng bồi thường thiệt hại, các biện pháp khắc phục và lệnh cấm dùng tên vĩnh viễn", thẩm phán quận Sunil Vedpathak, người thụ lý vụ án, cho biết.

'Bill Gates của nước Anh' mất tích trong vụ chìm siêu du thuyền là ai?

Mike Lynch, tỷ phú mất tích trong vụ chìm du thuyền ngoài khơi bờ biển Sicily, nằm trong số ít doanh nhân người Anh đã tạo dựng nên một công ty công nghệ toàn cầu.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Lê Vy

Bạn có thể quan tâm