Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cá chết khô trong Khu bảo tồn Láng Sen

Khu bảo tồn đất ngập mặn Láng Sen ở Long An (Khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam) đang cạn kiệt vì hạn hán. Sự sống của các loài động đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Ông Trương Thanh Sơn - Giám đốc Khu bảo tồn Đất ngập mặn Láng Sen - cho biết hơn 10 ngày qua phải liên tục bơm nước từ kênh Trung Ương vào 180 ha vùng lõi của Khu bảo tồn (KBT) để duy trì sự sống cho các loài thủy sản, động vật.

Theo ông Sơn, gần 2.000 ha rừng tràm và đồng ngập nước vùng đệm chết khô, tràm trơ gốc, đất đai nứt nẻ vì khô hạn, trong đó có hơn 50 ha sen bị thiệt hại hoàn toàn.

Ca chet kho trong Khu bao ton anh 1
Các cách đồng ngập nước vùng đệm khô nứt nẻ. Ảnh: Huỳnh Hải

Anh Nguyễn Linh - nhân viên KBT Láng Sen - cho biết, toàn bộ nhân viên ở đây đã được huy động để di chuyển các cá thể động vật và thực vật từ các kênh rạch khô hạn sang vùng an toàn. Tuy nhiên, dù rất tích cực nhưng một số cá thể đã chết khô.

Theo ông Sơn, hiện Chi cục Kiểm lâm Long An đã nâng mức báo động lên cấp 5 (cực kỳ nguy hiểm). Tại KBT chỉ có 2 máy bơm chữa cháy, nên nếu xảy ra hỏa hoạn thì rất khó khăn. Do đó cách tốt nhất là đề phòng cháy, tổ chức tuần tra liên tục 24/24h.

"Với nhân lực và phương tiện như vậy, KBT chỉ có thể duy trì được lượng nước tại vùng lõi để bảo vệ hệ động thực vật. Chúng tôi đã xin kinh phí để trang bị thêm thiết bị chữa cháy, vì nếu xảy ra hỏa hoạn thì hệ động thực ở đây bị ảnh hưởng rất nặng nề", ông Sơn nói.

Ca chet kho trong Khu bao ton anh 2
Cá chết khô trong KBT Láng Sen. 

Ảnh: 

Huỳnh Hải

Ngày 27/11/2015, KBT Đất ngập mặn Láng Sen được công nhận là khu Khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam và thứ 2.227 của thế giới. Khu này được thành lập năm 2004, với tổng diện tích hơn 4.800 ha, có hơn 156 loài thực vật; 149 loài chim quý, trong đó có 24 loài chim quý hiếm thuộc sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Hạn mặn xâm nhập Đồng Tháp Mười, nước đầu nguồn vẫn chưa về

Tại Long An mực nước đo được vùng đầu nguồn Tân Hưng, Vĩnh Hưng đang giảm, đo tại trạm Mộc Hóa đang giảm 13 cm do triều cường yếu. Hạn mặn đã xâm nhập vùng Đồng Tháp Mười.


Huỳnh Hải

Bạn có thể quan tâm