Các trẻ mắc bệnh sởi nặng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Ảnh: CDC Đồng Nai. |
Tại Hội nghị phòng chống dịch phía Nam do Viện Pasteur TP.HCM tổ chức chiều 4/12, TS.BS Lương Chấn Quang, Trưởng khoa Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật, cho biết trong năm nay, có 9 bệnh truyền nhiễm tăng ở phía Nam. Trong đó, sởi và cúm gia cầm ở người là đáng quan tâm nhất. Sởi tăng 56,5 lần so với năm 2023, với tổng số ca mắc là 16.503 ca bệnh, trong đó có 8 ca tử vong.
"Số ca mắc sởi ở các tỉnh, thành phía Nam tăng chưa thấy điểm dừng, dù tỷ lệ tiêm vaccine cho trẻ ở nhóm nguy cơ đạt 87-97%. Số ca mắc sởi ở những trẻ 1-10 tuổi vẫn chiếm 60%", bác sĩ Quang nói.
Ở 20 tỉnh thành phía Nam, có 63 ổ dịch tại 16 tỉnh, thành, trong đó 46 ổ dịch đang hoạt động. 4 tỉnh số ca mắc tăng trên 200 là TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Cà Mau. Trong đó, tỉnh Đồng Nai đang có tốc độ tăng rất nhanh.
Trong khi đó, bệnh cúm gia cầm trên người đã xuất hiện ca mắc trở lại sau 10 năm không có ca mắc, từ năm 2014.
Theo TS.BS Trần Minh Hoà, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đồng Nai, hiện toàn tỉnh có 3.211 ca mắc sởi, gần như các huyện đều có số ca mắc trên 100.00 dân cao.
Những ngày qua, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai là "điểm nóng" điều trị bệnh nhi mắc sởi của toàn thành phố. Bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó giám đốc bệnh viện, cho hay trong 24 giờ qua, bệnh viện đã tiếp nhận 214 lượt khám bệnh ngoại trú liên quan đến sởi. Trong đó có 30 bệnh nhi nhập viện, 7 bệnh nhân phải cấp cứu, một trẻ phải thở CPAP (phương pháp thở áp lực dương liên tục).
Tổng số bệnh nhi mắc sởi đang nội trú là 228, trong đó có 12 trẻ điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (8 trẻ thở máy, 4 trẻ thở oxy), 7 trẻ thở CPAP, 30 trẻ thở oxy.
Trong thời điểm bình thường, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 2.000 lượt bệnh nhân đến khám, có 740 bệnh nhân nội trú. Ở thời điểm này, số ca mắc sởi đang chiếm 20 % công suất của bệnh viện.
Trẻ được tiêm vaccine sởi trong chiến dịch của ngành y tế tỉnh Đồng Nai. Ảnh: CDC Đồng Nai. |
Bệnh viện có quy trình thu dung, điều trị hoàn chỉnh, có khu phòng khám phát ban riêng với công suất 250 bệnh nhân/ngày, có phòng lấy mẫu xét nghiệm tại chỗ. Khoa Cấp cứu có bố trí một phòng riêng cho cấp cứu sởi, với 6 giường bệnh. Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc có 2 khu riêng biệt, một khu dành cho bệnh nhân thường, một khu cho bệnh nhân sởi với 15 giường.
"Hồi sức sởi đáp ứng đầy đủ nhu cầu để điều trị những bệnh nhân nặng nhất, với các thiết bị để thở CPAP, thở máy, lọc máu, thay huyết tương hay ECMO", bác sĩ Nghĩa nói.
Với những bệnh nhân có biến chứng của sởi, sẽ được nhập viện tại khoa Bệnh Nhiệt đới, có công suất bình thường là 180 giường. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, bệnh viện phải nâng công suất lên 250-300 giường mới đáp ứng được.
"Với lượng bệnh tăng như hiện nay, bệnh viện đang hơi quá tải", bác sĩ Nghĩa cho biết.
Từ ngày 5/11, bệnh viện sẽ đưa vào sử dụng thêm 1 tầng lầu để thu dung và điều trị sởi, với 70 giường bệnh. Bên cạnh đó, Sở Y tế Đồng Nai cũng điều động 10 điều dưỡng đến hỗ trợ bệnh viện, tình trạng quá tải sẽ được cải thiện.
Loại hormone nào tạo ra động lực cho con người?
Để khiến chúng ta nỗ lực hơn khi tìm kiếm, học tập, và đạt được tiến bộ, mức dopamine tăng lên trước và trong quá trình những hoạt động này diễn ra, rồi giảm xuống dưới mức cơ sở trước đó. Cuốn sách Cho đời nhẹ lên cao - Giải mã sáu hormone hạnh phúc hướng dẫn cách sử dụng sáu hormone quan trọng được sản xuất tự nhiên trong cơ thể để tạo ra công thức độc đáo làm thay đổi cuộc sống của bạn