Vào khoảng 18h ngày 20/1, gia đình anh Lương Văn Ọt (trú tại thôn 5, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) được một người hàng xóm cho một bó lá rừng lạ (gọi là sâm) để về ăn. Sau đó, vợ chồng anh Ọt gọi thêm chị gái là bà Lương Thị Hường sang để dùng cơm với gia đình.
Lá rừng lạ hàng xóm cho gia đình anh Ọt. |
Sau khi ăn xong khoảng 30 phút, cả 3 người đều có triệu chứng trào ngược dạ dày, liên tục nôn ói và được đưa đi nhập viện cấp cứu trong đêm.
Theo Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hồi, vợ chồng anh Ọt và bà Hường bị ngộ độc thức ăn dẫn đến viêm dạ dày, ruột và đại tràng. Hiện các bác sĩ chưa xác định được nguồn gốc nhiễm trùng.
Trao đổi với VietNamNet, anh Lương Văn Ọt cho biết trước khi bị ngộ độc, anh ăn phải lá của bà M. (một người hàng xóm) đem cho gia đình.
Theo người đàn ông này, khi cho lá, bà M. nói với gia đình là sâm rừng. Ngoài ra, bà M. còn cho gia đình anh thêm hạt giống để gieo trồng với hình dạng dài, hạt màu đen đậm. “Tôi thấy lá rừng này ăn xong bị ngộ độc ngay. Rất may, 2 đứa con nhỏ của gia đình không ăn”, anh Ọt cho biết.
Hiện sức khỏe của hai vợ chồng anh và chị gái tạm thời ổn định.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.