Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ca sĩ Campuchia ‘chôm’ nhạc Việt: Chuyện không đáng để ầm ĩ

Chuyện các ca sĩ xứ chùa tháp liên tục xào nấu trái phép ca khúc Việt Nam trong thời gian gần đây cũng không khác gì tình hình thời kỳ đầu tiên của làng nhạc Việt cách đây hơn 10 năm.

Ca sĩ Campuchia ‘chôm’ nhạc Việt: Chuyện không đáng để ầm ĩ

Chuyện các ca sĩ xứ chùa tháp liên tục xào nấu trái phép ca khúc Việt Nam trong thời gian gần đây cũng không khác gì tình hình thời kỳ đầu tiên của làng nhạc Việt cách đây hơn 10 năm.

Không phải chuyện lạ, cũng không phải quá mới mẻ, nhưng việc liên tục 3 bài hit của Mỹ Tâm bị ca sĩ Campuchia “dùng chùa” trong những ngày vừa qua vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luân. Tuy nhiên, không còn những cảm giác ngạc nhiên rồi bất bình như những trường hợp đầu tiên, phản ứng của khán giả lần này nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Bởi chuyện cũng không có gì quá to tát!

“Đạo” hay gọi bình dân hơn là "chôm" được hiểu như việc làm sao chép, lưu truyền tác phẩm của người khác mà không xin phép, trái phép hoặc không ghi rõ nguồn và tên tác giả chính thức. Đây được xem là vi phạm quyền tác giả sở hữu trí tuệ và có thể chịu luật hình sự nếu đem ra tòa. Tuy nhiên, lý thuyết đôi khi chỉ đúng khi nằm trên giấy.

Với những khán giả có theo dõi sự phát triển của nhạc Việt, “đạo nhạc” hoàn toàn không phải là cụm từ quá xa lạ. Hơn 10 năm trước, Lam Trường, Đan Trường, Cẩm Ly… cũng nhờ những ca khúc nhạc Hoa lời Việt mà nổi lên cho đến tân bây giờ. Sau này, đến khi Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam bắt đầu có hiệu lực vào năm 2006, các ca sĩ Việt vẫn thỉnh thoảng dính nghi án đạo ý tưởng và thậm chí đã  được báo chí nước ngoài “điểm danh” như Bảo Thy bị nghi ngờ copy ý tưởng một ca khúc của nữ ca sĩ Hyun A. Cao Thái Sơn có MV ca nhạc tương tự MV của ca sĩ nổi tiếng Se7en…

Sau này, các ca sĩ Việt vẫn dính nghi án đạo các nghệ sĩ Hàn.

Vốn đã quen với việc “đi đạo” là thế, nên bỗng dưng các ca khúc Việt như Vầng trăng khóc, Kiếp đỏ đen, Ngàn lần khắc tên em, Chiếc khăn gió ấmbị đạo bởi các ca sĩ Campuchia lập tức trở thành một hiện tượng lạ. Trước điều này, không ít khán giả đã tỏ thái độ bất bình.

Bẵng đi một thời gian, những ngày gần đây các ca sĩ Campuchia lại tiếp tục được dịp lấn tới với hàng loạt những bản thu âm cộp mác Việt Nam như Vẫn mãi yêu anh (Thủy Tiên), Get on the floor (365), Chỉ có thể là tình yêu, Cơn mưa dĩ vãng, Cho một tình yêu (Mỹ Tâm)… Được biết, các ca sĩ Khmer này đều khá nổi tiếng và có công ty quản lý tại xứ chùa tháp. Không chỉ ghi âm, họ thậm chí còn đầu tư thực hiện MV minh họa hoành tráng.

Trái ngược với trước kia, phản ứng của khán giả lần này nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Nhiều người thậm chí còn nói đùa vui rằng: “Cuối cùng thì âm nhạc Việt Nam cũng được phát triển ra thế giới”.

Mỹ Tâm là trường hợp bị ca sĩ Campuchia xài nhạc "chùa" gần đây nhất.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung là trường hợp nghệ sĩ đầu tiên của Việt Nam vác đơn đi kiện, đòi lại quyền công nhận ca khúc Vầng trăng khóc là của anh, còn các phiên bản Campuchia, Thái, Lào, Trung Quốc đều là hàng “nhái”. Kết quả mỹ mãn khi nhạc sĩ này nhận được dấu mộc đánh dấu bản quyền từ Liên minh quốc tế các Hiệp hội tác giả nhạc và lời thế giới (CISAC) - Văn phòng châu Á - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, anh cũng chia sẻ theo Công ước Berne có hiệu lực từ năm 2004, do Lào và Campuchia thuộc nhóm nước đang phát triển, được hưởng ưu đãi liên quan đến tác quyền nên không thể kiện các trường hợp đạo nhạc tại đây.

Xét cho cùng, nếu nói Việt Nam là một nước có nền âm nhạc kém phát triển, thì Campuchia thậm chí còn tụt hậu hơn rất nhiều.

Nên bản thân nước ta cũng có khoảng thời gian được quyền xào nấu các tác phẩm Hoàn châu công chúa, Dòng sông ly biệt… của Trung Quốc với lý do kể trên, thì chuyện lần này cũng chỉ đơn giản như thế.

Còn nhớ, thời điểm Get on the floor của 365 bị ca sĩ Chorn Sovanreach đem toàn bộ bản gốc từ giai điệu đến… vũ đạo lên sân khấu trình diễn, Ngô Thanh Vân, bà bầu của nhóm dù chia sẻ sự không hài lòng nhưng cũng nhẹ nhàng cho qua. Các “nạn nhân” khác cũng không chọn cách phản ứng quá quyết liệt. Âu đây cũng là một cách xử lý hợp tình, bởi “con kiến mà đi kiện củ khoai” thì không mang lại được danh tiếng hay lợi ích gì.

Chịu cảnh bất lực đứng nhìn đứa con tinh thần bị đạo tất nhiên không khỏi khó chịu và tức giận, nhưng dẫu sao đây cũng dịp may vì cuối cùng, một số nghệ sĩ Việt cũng đã có cơ hội để hiểu cảm giác của các ca sĩ Kpop khi biết sản phẩm của mình bị nước bạn xào nấu không thương tiếc như thế nào.

Đành hy vọng đến một lúc nào đó, các ca sĩ Campuchia rồi cũng sẽ nhận ra chân lý này.

Ngoài ra, sao Việt cũng nên dành thời gian để tự chấn chỉnh mình, nếu không khoảng 10 năm tới khi bị đạo ý tưởng MV lại không thể kêu oan chỉ vì... "ngày xưa mình cũng thế".

Phương Giang

Theo Infonet

Phương Giang

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm