Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các bệnh nhiễm trùng da phổ biến

Mùa mưa là thời điểm dễ gia tăng nhiều bệnh lý về nhiễm trùng da, nhóm bệnh liên quan đến côn trùng, ký sinh trùng.

Theo ThS.BS Phan Thị Lan Hương, khoa Da liễu, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), mùa mưa là thời điểm dễ gia tăng nhiều bệnh lý về nhiễm trùng da, nhóm bệnh liên quan đến côn trùng, ký sinh trùng. Trung bình số ca thường tăng hơn 30% so với các thời điểm khác trong năm.

Nhiễm trùng da

Đây là bệnh da thường gặp nhất mùa mưa, lũ. Bệnh có thể bắt nguồn từ việc tiếp xúc với nước ngập úng, ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém, ăn uống thiếu chất, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi nấm phát triển. Đặc biệt, nguy cơ nhiễm trùng tăng lên sau các chấn thương da và ở những người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, suy tĩnh mạch, suy giảm miễn dịch.

benh da lieu mua mua anh 1

Vết chốc trên bàn chân một bệnh nhi bị nhiễm trùng da. Ảnh: Bệnh viện Da liễu TP.HCM.

Nhiễm trùng da có nhiều biểu hiện khác nhau, bao gồm:


Nguyên nhânBiểu hiện Vị trí
Mụn nhọt, viêm nang lông Thiếu nước sạch để tắm gội, tiếp xúc với nước bẩn, độ ẩm cao, vệ sinh kém, tổn thương da… Mụn mủ nhỏ, có màu đỏ, gây sưng, đau và ngứa Nang lông, vùng da quanh lỗ chân lông
Chốc lở Vi khuẩn Staphylococcus hoặc StreptococcusMụn nước, mụn mủ, khi dập vỡ tạo vết trợt loét nông, đóng mài màu vàng mật ong hoặc màu nâu bẩn, xung quanh có viền vảy hoặc quầng đỏ.
Sang thương da có thể tiến triển thành vết loét có mủ và lan rộng nếu không được điều trị kịp thời.
Các vùng da hở như tay, chân
Viêm kẽ do vi khuẩn Vi khuẩn Corynebacterium minutissimumNhững đám da màu đỏ, bờ rõ, có vảy mỏng, ngứa rát hoặc cảm giác dấm dứt khó chịu. Hai bẹn, nách, cổ và nếp lằn vú ở phụ nữ, đặc biệt hay gặp ở người béo
Nấm da, nấm móngNấmĐỏ da, tróc vảy, ngứa.
Ban đầu là mảng bợn màu trắng đục, ngứa gãi nhiều để lại nền da đỏ hồng ẩm ướt, đau rát, mụn nước trợt rỉ dịch.
Nếu không được điều trị, vết trợt loét sâu và lan rộng, nhiễm trùng sưng đau, đi lại khó khăn.
Kẽ ngón chân, bẹn, thân mình, móng…

Viêm da tiếp xúc

Tình trạng này thường có dấu hiệu như da đỏ, sưng, bong vảy, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da tiếp xúc, đặc biệt ở những người đã có cơ địa dị ứng từ trước (viêm da cơ địa, vảy nến…).

Bên cạnh đó, bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể gây thành dịch, đặc biệt vào mùa mưa hàng năm. Biểu hiện lâm sàng là vệt đỏ, phù, bề mặt có mụn nước mụn mủ, vị trí tổn thương chủ yếu là vùng hở như tay chân, mặt, mắt, có thể lan đến nhiều vị trí khác trên cơ thể do tay chân sờ, cào gãi.

benh da lieu mua mua anh 2

Vùng cổ bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang. Ảnh: Bệnh viện Da liễu TP.HCM.

Bệnh thường bị chẩn đoán nhầm thành herpes, giời leo nên bệnh nhân tự điều trị, dẫn đến sang thương da có thể gây trợt loét sâu, rỉ dịch mủ, đau rát nhiều.

Ghẻ

Ghẻ gây ra bởi ký sinh trùng có tên gọi Sarcoptes Scabies xâm nhập vào da. Bệnh ghẻ xảy ra quanh năm nhưng phổ biến hơn vào mùa lũ. Trong điều kiện vệ sinh kém, ghẻ sinh sôi nảy nở và lây truyền rất nhanh.

benh da lieu mua mua anh 3

Ghẻ gây cảm giác ngứa và lây truyền nhanh. Ảnh: Shutterstock.

Thương tổn là những mụn nước, rãnh ghẻ, thường gặp ở các kẽ các ngón tay, nếp lằn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng, đùi, mông bẹn, sinh dục, nếp lằn vú, nách... Ở trẻ em, ghẻ thường biểu hiện qua các sẩn cục hoặc sẩn kèm mụn nước ở nách, bìu.

Bệnh gây ngứa ngứa, đặc biệt là về đêm. Nhiều người trong cùng gia đình có thể cùng bị ngứa và biểu hiện tương tự.

Bệnh do ấu trùng xâm nhập vào da

Bệnh còn gọi là ấu trùng di trú trên da, do trứng của giun sán tồn tại trong đất cát nở thành ấu trùng và xâm nhập vào da người, di trú trên da với tốc độ vài cm một ngày. Chúng di chuyển ngay dưới lớp sừng tạo thành đường ngoằn ngoèo hơi nổi cao, rộng khoảng 2-3 mm.

Số lượng tổn thương phụ thuộc vào số lượng ấu trùng xâm nhập. Bệnh thường biểu hiện ở cẳng chân, mông, quanh hậu môn, tay, gây ngứa.

Những loại vi khuẩn mang bộ mặt của cừu non

Trong cơ thể người có một hệ thống vi sinh vật rất phong phú. Chúng có công rất lớn trong việc xây dựng hàng rào miễn dịch và đề kháng cho cơ thể. Thế nhưng, việc lạm dụng kháng sinh đã gây ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh vật trong cơ thể. Cuốn sách "Siêu tổ chức con người" của tác giả Rodney Dietert đem tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để bảo vệ hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể và xây dựng lối sống lành mạnh.

Đi khám tâm thần ở tuổi 24 vì áp lực công việc

Dù mới 24 tuổi, Phương Trang tự nhận mình có trí nhớ như người già khi thường xuyên nhớ nhớ quên quên.

    Linh Thùy

    Bạn có thể quan tâm