Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các bữa tiệc đón năm mới biến mất vì dịch

Lo ngại sự lây lan của virus SARS-CoV-2, đặc biệt là biến chủng mới, nhiều quốc gia trên thế giới hủy bỏ sự kiện mừng năm mới và áp đặt thêm các hạn chế, theo AP.

Los Angeles, thành phố lớn thứ 2 nước Mỹ, đã ngừng tổ chức lễ đón giao thừa. Những người lên kế hoạch tổ chức bữa tiệc tại công viên Grand ở trung tâm thành phố cho biết sẽ không có khán giả tham dự trực tiếp. Thay vào đó, sự kiện sẽ được livestream giống như năm ngoái do lo ngại về làn sóng Covid-19.

Rhode Island, bang nhỏ nhất của xứ cờ hoa, cũng áp đặt lại quy định về khẩu trang đối với các không gian trong nhà có thể chứa 250 người trở lên, như cửa hàng bán lẻ lớn và nhà thờ, từ hôm 20/12.

Ở thành phố Boston, Thị trưởng Michelle Wu tuyên bố bắt đầu từ tháng tới, bất kỳ ai bước vào nhà hàng, quán bar hoặc cơ sở kinh doanh trong nhà đều phải xuất trình bằng chứng đã tiêm chủng.

“Không có gì quan trọng hơn việc đảm bảo rằng chúng ta đang chăm sóc lẫn nhau”, bà nói tại Tòa thị chính trong khi những người biểu tình huýt sáo và hét lên phản đối.

Tiec don nam moi bien mat vi dich anh 1

Mọi người xếp hàng dài chờ được xét nghiệm Covid-19 ở Quảng trường Thời đại, New York hôm 20/12.

Bên kia Đại Tây Dương, Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 20/12 cho biết các quan chức đã quyết định không áp đặt thêm hạn chế phòng dịch nào, ít nhất là vào lúc này.

“Chúng tôi sẽ phải giữ nguyên các hành động khác nhằm bảo vệ công chúng. Lựa chọn nào cũng rất cân bằng”, ông nói.

Siết chặt quy định

Chính phủ Anh đã tái áp đặt quy định đeo khẩu trang trong các cửa hàng và yêu cầu người dân xuất trình bằng chứng tiêm chủng tại các câu lạc bộ đêm và địa điểm đông đúc khác vào đầu tháng này. Họ cũng đang cân nhắc các lệnh giới nghiêm và yêu cầu về giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn.

Tuyên bố của ông Johnson đã giải tỏa đáng kể lựa chọn khó khăn mà các nhà lãnh đạo đất nước phải đối mặt: phá hỏng kế hoạch nghỉ lễ của hàng triệu người năm thứ 2 liên tiếp hoặc đối mặt với làn sóng dịch bệnh gây nên sự gián đoạn.

Tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden dự kiến phát biểu trước toàn dân hôm 21/12, chưa đầy một năm sau khi ông gợi ý rằng đất nước về cơ bản sẽ trở lại bình thường vào Giáng sinh.

TS Anthony Fauci, cố vấn y tế hàng đầu của ông Biden, phát biểu trên truyền hình vào cuối tuần qua, hứa rằng Đảng Dân chủ sẽ đưa ra “cảnh báo rõ ràng cho những người Mỹ chưa tiêm phòng”.

Tiec don nam moi bien mat vi dich anh 2

Nhiều chính phủ áp đặt lại quy định đeo khẩu trang trong các cửa hàng và yêu cầu người dân xuất trình bằng chứng tiêm chủng khi vào địa điểm đông đúc vì lo ngại dịch lây lan.

Số ca mắc Covid-19 đang gia tăng ở các khu vực của Mỹ, đặc biệt là vùng Đông Bắc và Trung Tây.

Tại thành phố New York, Thị trưởng Bill de Blasio cho biết biến chủng mới Omicron khiến lượng bệnh nhân tăng đột biến. Nhưng cho đến nay, số ca nhập viện và tử vong mới đang ở mức trung bình thấp hơn rất nhiều so với đỉnh điểm vào mùa xuân năm 2020.

Thành phố cũng đang cân nhắc xem phải làm gì với màn đón giao thừa nổi tiếng ở Quảng trường Thời đại. Ông Bill de Blasio cho biết trong tuần này, quyết định sẽ được đưa ra về việc liệu sự kiện có trở lại bình thường hay không. Năm ngoái, hoạt động này chỉ giới hạn trong nhóm nhỏ những người lao động thiết yếu.

Vẫn còn nhiều điều chưa biết về biến chủng Omicron, bao gồm việc liệu nó có khiến bệnh trở nặng hơn hay không. Các nhà khoa học cho biết Omicron thậm chí còn dễ lây lan hơn các chủng Covid-19 khác, bao gồm Delta, và dự kiến “thống trị” ở Mỹ vào đầu năm tới.

Ngay cả khi không phải loại nguy hiểm nhất, biến chủng mới vẫn có thể áp đảo các hệ thống y tế. Số ca nhiễm SARS-CoV-2 được xác nhận ở Anh tăng 60% trong một tuần khi Omicron vượt Delta để trở thành biến chủng lây nhanh nhất.

Tiec don nam moi bien mat vi dich anh 3

Không khí đón Giáng sinh và năm mới ảm đạm ở nhiều nơi vì sự xuất hiện của biến chủng mới Omicron.

Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo chính trị không muốn áp đặt các biện pháp cứng rắn từng được sử dụng trước đó, thường là vì họ đã hứa với người dân rằng vaccine sẽ là giải pháp để thoát khỏi những hạn chế như vậy.

Ví dụ, Pháp đang cố gắng tránh đợt bế tắc mới có thể gây tổn hại cho nền kinh tế và ảnh hưởng tới chiến dịch tái đắc cử dự kiến của Tổng thống Emmanuel Macron.

Không có tiệc mừng năm mới linh đình

Ở Vương quốc Anh, chính phủ hy vọng việc đẩy nhanh tiêm vaccine sẽ giúp chống lại Omicron và đặt mục tiêu cung cấp cho mọi người từ 18 tuổi trở lên mũi tiêm bổ sung vào cuối tháng 12. Hơn 900.000 mũi tiêm nhắc lại đã được cung cấp vào ngày 19/12 khi các sân vận động, trung tâm mua sắm và nhà thờ trở thành địa điểm tiêm chủng tạm thời.

Tốc độ lây lan của Omicron ở Anh, nơi các ca bệnh của biến chủng này tăng gấp đôi khoảng 2 ngày/lần, đang làm suy yếu nền kinh tế trong giai đoạn bận rộn trước Giáng sinh.

Rất nhiều rạp hát và nhà hàng đang bị ảnh hưởng. Một số quán ăn và quán rượu đã đóng cửa cho đến sau kỳ nghỉ lễ vì quá nhiều nhân viên mắc Covid-19 hoặc tự cách ly. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, một trong những điểm thu hút hàng đầu của London, thông báo đóng cửa trong một tuần từ 20/12 vì thiếu nhân viên.

Các quốc gia khác đang thận trọng theo dõi Vương quốc Anh - nơi báo cáo 91.743 trường hợp mắc Covid-19 được ghi nhận vào ngày 20/12, gần với mức cao kỷ lục trong một ngày được thiết lập vào tuần trước.

Chính phủ Hà Lan bắt đầu lệnh cấm cứng rắn trên toàn quốc vào 19/12 để kiềm chế dịch bùng phát mạnh. Trong khi đó, Diễn đàn Kinh tế Thế giới thông báo trì hoãn cuộc họp thường niên ở Davos, Thụy Sĩ vì sự không chắc chắn về Omicron.

Trong khi đó, nhiều nhà lãnh đạo châu Âu lựa chọn nhẹ nhàng hơn.

Pháp và Đức đã cấm hầu hết du khách Anh nhập cảnh. Chính quyền Paris cũng cấm các buổi hòa nhạc công cộng và bắn pháo hoa vào lễ mừng năm mới. Ireland áp đặt lệnh giới nghiêm 20h đối với các quán rượu, bar và hạn chế tham dự các sự kiện trong nhà lẫn ngoài trời. Hy Lạp sẽ có 10.000 cảnh sát làm nhiệm vụ trong những ngày nghỉ lễ để thực hiện kiểm tra thẻ Covid-19.

Ở Tây Ban Nha, tỷ lệ mắc mới trung bình trên toàn quốc cao gấp đôi so với một năm trước. Nhưng các nhà chức trách ở quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất châu Âu này đang đặt cược chủ yếu vào việc bắt buộc đeo khẩu trang trong nhà và triển khai các mũi tiêm nhắc lại, không có kế hoạch hạn chế nào khác.

Nước láng giềng Bồ Đào Nha đang yêu cầu hầu hết người lao động không thiết yếu phải làm việc tại nhà trong một tuần vào tháng 1, nhưng không có biện pháp mới nào khác trong kế hoạch.

Hendrik Wuest, Thống đốc North Rhine-Westphalia - bang đông dân nhất của Đức, cho biết nhiều hạn chế hơn có thể sẽ được áp dụng ngay sau lễ Giáng sinh.

“Tôi không nghĩ rằng những bữa tiệc mừng năm mới linh đình có thể diễn ra trong năm nay. Thật không may. Omicron sẽ không tha thứ cho bất kỳ sự bất cẩn nào nếu chúng tôi không thận trọng”, ông nói.

Xa nhà cả năm, khó khăn cũng mong về quê đón Tết

Với nhiều người, gần một năm ông bà chưa gặp cháu, bố mẹ chưa gặp con, Tết là dịp để cả nhà đoàn tụ. Tuy nhiên, quy định cách ly khiến họ bối rối.

Du dinh lam viec xuyen Tet hinh anh

Dự định làm việc xuyên Tết

0

Nhiều lao động không còn xem Tết là dịp về quê nghỉ ngơi, tận hưởng. Thay vào đó, họ muốn tận dụng đợt lễ cuối năm để làm việc, bù lại khoảng thời gian trì trệ vì dịch bệnh.

Thiên Nhi

Ảnh: AP

Bạn có thể quan tâm