Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các cơ sở giáo dục đào tạo khối ngành sức khỏe điều chỉnh kế hoạch đào tạo năm học 2021-2022 để huy động tập trung tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Văn bản của Bộ Y tế cho biết trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang phức tạp và khó lường, các cơ sở giáo dục đào tạo khối ngành y dược đã huy động số lượng lớn cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên và học sinh tình nguyện tham gia công tác phòng, chống dịch trên toàn quốc.
Để tiếp tục chủ động ứng phó kịp thời và phòng, chống dịch có hiệu quả, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở giáo dục đào tạo khối ngành sức khỏe tập trung thực hiện một số công việc.
Cụ thể, các cơ sở tiếp tục tổ chức tập huấn để cập nhật đầy đủ kiến thức, kỹ năng phòng, chống dịch Covid-19, lấy mẫu và xét nghiệm, truy vết, cách ly, phòng, chống nhiễm khuẩn và phân luồng tiếp nhận, cấp cứu, chăm sóc người bệnh Covid-19.
Tất cả cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên và học sinh của nhà trường được hướng dẫn chẩn đoán điều trị, phân loại nguy cơ, quy trình chăm sóc người bệnh Covid-19, tiêm chủng các loại vaccine phòng Covid-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế. Các cơ sở đảm bảo thực hiện đúng và an toàn cho người tham gia phòng, chống dịch.
Đồng thời, Bộ Y tế yêu cầu tập trung nguồn nhân lực và chuẩn bị sẵn sàng đội ngũ tình nguyện viên tham gia công tác phòng, chống dịch khi được Bộ Y tế và các địa phương huy động.
Theo yêu cầu của Bộ Y tế, các nhà trường lập danh sách cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên tình nguyện tham gia công tác phòng, chống dịch gửi về Cục Khoa học công nghệ và đào tạo trước ngày 26/8 để cục tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế và Thủ tướng Chính phủ.
Cũng tại văn bản này, để đảm bảo ưu tiên cho việc huy động và tham gia công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn này, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở giáo dục có đào tạo khối ngành sức khỏe tạm hoãn thi, tạm hoãn khai giảng năm học mới. Mục đích là để tập trung cho công tác tập huấn phòng, chống dịch và sẵn sàng tham gia phòng, chống dịch khi có yêu cầu.
Theo Bộ Y tế, với số lượng ca bệnh tăng nhanh chóng, TP.HCM và các tỉnh, thành phố phía Nam phải tập trung cho công tác điều trị. Để hỗ trợ TP.HCM và tỉnh, thành phía Nam phòng, chống dịch Covid-19, tính riêng đợt dịch lần thứ 4, Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, miền Trung đã cử hơn 13.000 cán bộ y tế tham gia chống dịch.
Trong số này, Bộ Y tế đã điều động 11.411 cán bộ y tế tham gia chống dịch Covid-19 tại TP.HCM và các địa phương khu vực phía Nam gồm có 1.054 bác sĩ, 2.145 điều dưỡng và 6.008 giảng viên, sinh viên từ các trường y.
Các tỉnh/thành phố khu vực phía Bắc, miền Trung đã cử hơn 1.700 nhân viên y tế, với hơn 400 bác sĩ và hơn 1.200 cán bộ y tế, tình nguyện viên
Số còn lại là các nhân viên trợ giúp công tác hành chính, hậu cần, truy vết... hỗ trợ công tác lấy mẫu xét nghiệm và vận chuyển mẫu xét nghiệm.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.