Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các tác phẩm đặc sắc của 'Cảm tác hoa hồng Takashimaya'

Với thể lệ mở rộng, cuộc thi “Cảm tác hoa hồng Takashimaya” đã thu hút nhiều ý tưởng độc đáo và góc nhìn mới lạ.

Càng về sau, các tác phẩm càng được trau chuốt và có cách thể hiện sáng tạo khiến ban tổ chức bất ngờ. Nhiều tác phẩm dù đoạt giải tuần hay không cũng đều cho thấy sự đặc sắc trong nghệ thuật.

Lấy cảm hứng từ chùa Linh Phước, công trình kiến trúc khảm sành ở Đà Lạt, Đỗ Chí Nguyên đã đưa nghệ thuật cắt ghép thủy tinh vào tác phẩm của mình. Nguyên đã đi khắp thành phố, gõ cửa từng tiệm tạp hóa để mua đủ 37 chai nước thủy tinh cũ, có màu sắc đúng như yêu cầu của tác phẩm. Để thực hiện, Nguyên bọc vải cho các chai thủy tinh và đập vỡ nhẹ nhàng, sau đó lại tỉ mỉ mài nhám và tạo dáng cho từng mảnh vỡ.

Bông hồng pha lê ấn tượng nhờ hiệu ứng phản quang của thủy tinh.

 

Sử dụng thủ pháp trổ giấy kết hợp ánh sáng, Nguyễn Thị Ngoan, sinh viên năm cuối chuyên ngành thiết kế đồ họa, cùng tác phẩm Huyền bí đã gây ấn tượng với những vị giám khảo khó tính. Ngoan chia sẻ: “Nếu có cơ hội, mình sẽ sử dụng giấy màu để tạo thêm điểm nhấn cho tác phẩm. Khi xoay tác phẩm ở nhiều góc độ, bạn sẽ thấy nó có nhiều màu sắc khác nhau, nhờ đó thông điệp sẽ thuyết phục hơn”.

Thủ pháp trổ giấy kết hợp ánh sáng được Ngoan tận dụng triệt để.

 

Đam mê những điều mới mẻ và luôn tìm kiếm những cách làm độc đáo, Nguyễn Thị Nguyệt Thương đã dành nhiều thời gian tìm hiểu nghệ thuật tạo bóng cho bức tranh làm từ chỉ và hơn 5.000 cây kim của mình. Chia sẻ về lý do chọn hình thức này, Thương cho biết: “Cách tạo bóng như vậy cho phép người xem liên tưởng đến sự chuyển động nhanh trong không gian hay thậm chí sự dịch chuyển thời gian. Tranh tĩnh nhưng thật ra không hề tĩnh, mọi thứ đều sống động”.

Vượt mô tả sinh động sự chuyển động của hoa hồng Takashimaya trong không gian. 

 

Trong suốt 7 năm gắn bó với hội họa, Hồng là tác phẩm tiêu tốn thời gian nhiều nhất của Phạm Hồng Như. Ban đầu, Như chỉ định vẽ một bông hồng duy nhất. Nhưng sau khi phác thảo nhiều bản, Như thấy mỗi bức lại có một cảm xúc khác nhau. Như quyết định ghép nhiều bức tranh nhỏ thành một tác phẩm hoàn chỉnh mà không bỏ đi bất cứ bản phác thảo nào. Không sử dụng quá nhiều kỹ thuật về màu sắc mà để mọi thứ diễn ra như bản năng, Như đã lồng ghép nhiều cảm xúc vào tác phẩm của mình.

Những mảng màu đặt cạnh nhau mang đến cho người xem nhiều cảm xúc.

 

Trong một buổi tối, trên đoạn đường về nhà quen thuộc, Nguyễn Linh Thoại tình cờ ngửi được mùi hoa hồng phảng phất dịu nhẹ. Hương hoa hồng trong đêm ám ảnh lâu dài và đã được Thoại đưa vào bộ sưu tập thời trang của mình khi sáng tạo những bông hồng rực rỡ trên nền sắc đen của màn đêm.

Thoại nhận ra chỉ có sắc đỏ mới lột tả được sự quyến rũ, nữ tính của hoa hồng.

 

Với nghệ thuật điêu khắc chỉ thủ công chưa được biết đến rộng rãi, Võ Hoàng Hạ Uyên cùng tác phẩm Sự ra đời của một giấc mơ đã mang lại một trải nghiệm mới cho những người thưởng thức nghệ thuật. Điều độc đáo của tác phẩm chính là hình ảnh hoa hồng được giữ lơ lửng bằng những sợi tơ nhện mỏng manh có thể được nhìn thấy ở bất cứ góc độ nào.

Thế giới tự nhiên sinh động trong tranh điêu khắc chỉ của Hạ Uyên.

 

Cuộc thi Cảm tác hoa hồng Takashimaya đang đi đến những tuần tranh tài cuối cùng. Khu vườn những tác phẩm đặc sắc cũng đã nở rộ, đua nhau khoe sắc. Tham gia cuộc thi ngay hôm nay để có cơ hội nhận giải nhất chung cuộc là chuyến du lịch khám phá Nhật Bản và nhiều phần quà khác.

Cuộc thi được tổ chức thay cho thông điệp "Xin chào Việt Nam!” nhân dịp khai trương TTTM Takashimaya tại TP HCM trong quý III năm nay. Những tác phẩm xuất sắc sẽ được trưng bày tại trung tâm thương mại Takashimaya trong tuần lễ triển lãm dự kiến 14-18/8.

Đăng ký dự thi và tìm hiểu thêm thông tin tại http://www.camtac-hoahong.com.

Hotline: 0938214521 - Email: hotro@camtac-hoahong.com


Mộc Trà

Bạn có thể quan tâm