Thế giới
Ảnh & Video
Các thành phố bị chiến tranh tàn phá lột xác thế nào?
- Thứ hai, 10/8/2015 14:16 (GMT+7)
- 14:16 10/8/2015
London, Berlin, Hiroshima và Nagasaki là 4 trong số những thành phố chịu sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh song đã thay đổi mạnh mẽ thành các trung tâm lớn.
|
Ngày 6/8/1945, đại tá Paul Tibbets điều khiển máy bay ném bom Enola Gay của Mỹ thả bom nguyên tử Little Boy xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản khiến khoảng 80.000 người thiệt mạng. Cuối năm 1945, các con số thống kê cho biết khoảng 86.000 người khác mất mạng bởi ảnh hưởng từ vết thương và phóng xạ. Vụ tấn công cũng phá hủy 70% các tòa nhà của thành phố Hiroshima, một khu công nghiệp quan trọng của Nhật Bản thời điểm đó. Sau Thế chiến II, người dân Nhật mới có thể bắt tay xây dựng lại thành phố này. Ảnh: Getty |
|
Ba ngày sau vụ ném bom ở Hiroshima, Mỹ tiếp tục thả bom nguyên tử Fat Man xuống thành phố Nagasaki, cướp sinh mạng của 80.000 người. Theo kế hoạch, thành phố Kokura là mục tiêu đầu tiên của đợt tấn công này. Tuy nhiên, vùng trời tại Kokura quá nhiều mây nên phi cơ quyết định hướng đến Nagasaki. Fat Man có sức công phá lớn hơn Little Boy song thành phố nằm trên đảo Kyushu chịu tổn thất ít hơn nhờ địa hình không bằng phẳng. Sau 70 năm, thành phố Nagasaki phát triển với ngành công nghiệp đóng tàu và trở thành bến cảng náo nhiệt. Ảnh: Getty/AP |
|
Bất chấp lệnh ngừng bắn, Không quân Đức vẫn oanh tạc thành phố Rotterdam, Hà Lan, ngày 14/5/1940, với hơn 1.300 quả bom. Vụ tấn công khiến gần 900 người thiệt mạng và phá hủy phần lớn trung tâm thành phố. Sau chiến tranh, Hà Lan tiến hành công cuộc tái xây dựng khu trung tâm thành phố và tòa thị chính. Nhiều người coi công cuộc này là cơ hội để khắc phục tình trạng quá tải của cơ sở hạ tầng tại Rotterdam. Năm 1950, thành phố giành lại danh hiệu cảng nhập và dỡ hàng nhanh nhất thế giới. Ảnh: Getty/Alamy |
|
Trong đợt dội bom Blitz xuống thủ đô London của Anh, phát xít Đức đã tấn công 71 lần để triệt tiêu tinh thần, cơ sở hạ tầng và lực lượng bảo vệ London trước khi tấn công ồ ạt. Năm 1940, Không quân phát xít Đức oanh tạc London trong 57 đêm liên tiếp song không thể làm lay chuyển sự đoàn kết của người dân Anh. Vụ tấn công phá hủy hơn một triệu ngôi nhà và giết 20.000 dân thường. Ngày nay, London phát triển trở thành vùng đô thị lớn nhất Vương quốc Anh. Ảnh: Getty/AP |
|
Thành phố Coventry, Anh là mục tiêu của nhiều cuộc tấn công trong Thế chiến II bởi nó có nhiều nhà máy sản xuất vũ khí. Ngày 14/11/1940, cuộc tấn công ác liệt nhất đã xóa sổ nhà thờ Coventry. Những năm 50 của thế kỷ 20, người ta xây dựng nhà thờ mới cạnh đống đổ nát của di tích cũ. Ngày nay, nhà thờ mới đã thay đổi diện mạo sau nhiều năm. Ảnh: Getty/AP |
|
Trận chiến Berlin bắt đầu tháng 11/1943 nhằm giáng đòn hạ gục phát xít Đức. Không quân Hoàng gia Anh đã đột kích 16 lần vào thủ đô của Đức. Khi chiến tranh kết thúc, người ta thống kê khoảng một nửa số nhà trong thành phố bị phá hủy, 125.000 người chết và 16 km2 ở Berlin chỉ còn là đống đổ nát. Ngày nay, Berlin là một trong những thành phố quan trọng về chính trị, kinh tế và du lịch của khu vực châu Âu. Ảnh: Getty/AP |
Anh
Đức
Berlin
Huế
cố đô
London
Anh
Đức
châu Âu
Blitz
đợt rải bom
vụ tấn công
Hiroshima
Nagasaki
Nhật Bản
bom nguyên tử
Fat Man
Little Boy
máy bay ném bom
thành phố
chiến tranh