Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách chăm sóc người bị thủy đậu không để lại sẹo

PGS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, cho biết ông gặp nhiều trẻ bị biến chứng nặng nề do người thân tự ở nhà điều trị.

Trường hợp của bé Phan Văn N. 26 tháng tuổi, ở Thanh Liêm, Hà Nam bị nhiễm trùng huyết do người nhà tự điều trị cho cháu bé theo kinh nghiệm của dân gian. Mẹ của bé N. cho biết khi con đi chơi về chị thấy bé vẫn khỏe mạnh bình thường. Đến lúc ăn cơm thấy con có hai nốt nhọt ở sau tai. Chị nghĩ con bị mụn nhọt bình thường. Dù hàng xóm có người bị thủy đậu nhưng chị vẫn chủ quan.

Đến sáng hôm sau khi ngủ dậy, chị thấy các bóng thủy đậu trổ khắp người bé. Chị lo lắng gọi cho mẹ chồng sang tư vấn. Mẹ chồng chị điều trị theo kinh nghiệm dân gian đó là nhốt bé N. trong nhà không cho đi ra ngoài, kiêng gió, nước và kiêng ăn uống.

Bà chăm như thói quen chăm người bị trái dạ, cách ly cháu với mọi người vì sợ bệnh nặng hơn và người khác lây bệnh. Do ngứa, bé N. gãi khiến các bóng nước vỡ và càng đau. Khi bé N. có triệu chứng sốt cao 40 độ không giảm, khó thở quấy khóc, gia đình mới đưa bé đến bệnh viện khám. 

Các bác sĩ bé N. bị nhiễm trùng da do thủy đậu và nguy cơ nhiễm trùng máu rất cao. Lúc này, gia đình bé mới hoảng sợ đưa con đến bệnh viện tuyến trên. Khi làm xét nghiệm bác sĩ chẩn đoán bé đã bị nhiễm trùng máu, viêm phổi.

PGS Huy cho biết không nên kiêng tắm, kiêng ăn cho trẻ.
PGS Huy cho biết không nên kiêng tắm, kiêng ăn cho trẻ.

Bác sĩ Huy cho biết trường hợp của bé N. giống với nhiều trường hợp bệnh nhi bị bệnh thủy đậu biến chứng nặng do gia đình chữa theo cách truyền thống. Theo bác sĩ Huy việc kiêng tắm, ăn kiêng khi bị thủy đậu rất cổ hủ thậm chí có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Các nốt bóng nước rất ngứa trẻ gãi thường xuyên có thể gây ra nhiễm trùng da rồi nhiễm trùng máu. 

Chính vì thế khâu giữ vệ sinh quan trọng nhất trong quá trình điều trị. Nhiều bà mẹ có con bị thủy đậu khi đến viện bác sĩ bảo đi tắm nhưng kiên quyết không đi. Bác sĩ Huy kể ông đã từng ra điều kiện cho bệnh nhân: “Tôi phải nói nếu đi tắm thì tôi chữa. Lúc ấy, có một bà mẹ cho con đi tắm theo hướng dẫn sau đó thấy bé khỏe hơn, không quấy khóc, không gãi nữa. Thấy người bên cạnh cho con đi tắm, người nọ học người kia họ mới cho con đi tắm”. 

Một trong các nguyên tắc điều trị thủy đậu là tránh nhiễm trùng, vì thế nếu kiêng tắm rửa, cơ thể bị bẩn dẫn đến ngứa khiến người bệnh gãi nhiều, càng dễ nhiễm trùng. Khi tắm cho trẻ bị thủy đậu cần tắm nhanh, thời gian tắm ngắn nhất có thể. Phụ huynh vẫn nên tắm toàn thân cho trẻ và nên sử dụng xà phòng khi tắm, sử dụng nước ấm vì nó là một chất sát trùng ngoài da; tắm nơi kín gió, không có gió lùa.

Đảm bảo chế độ ăn phù hợp, chăm sóc vệ sinh da, răng miệng, mắt không có bội nhiễm, nghe hướng dẫn của bác sĩ để nghi ngờ có biến chứng. Ở trẻ nhỏ hay có biến chứng da, viêm phổi. 

Nhiều gia đình chỉ cho con ăn thịt nạc khi bị thủy đậu, bác sĩ Huy cho biết nếu ăn kiêng sẽ bị thiếu chất và chậm hồi phục. 

Để hạn chế sẹo sau khi bị thủy đậu, trong thời gian trẻ bị thủy đậu, nên chăm sóc da, khi lên những nốt đỏ có bọng nước, trẻ hay bị ngứa thường gãi làm nốt đậu bị vỡ dịch chảy ra dễ lan rộng, da trầy xước khiến vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập gây nhiễm khuẩn và sau này sẽ để lại sẹo lõm. Cha mẹ cần rửa tay và cắt ngắn móng tay. 

Trẻ nhỏ phải mang bao tay. Nếu nốt thủy đậu vỡ nên bôi thuốc xanh methylen để làm se nốt mụn thủy đậu, không được bôi tetracyclin, penicillin hay thuốc đỏ.

http://infonet.vn/cach-cham-soc-nguoi-bi-thuy-dau-khong-de-lai-seo-post164118.info

Theo Ph.Thúy/Báo Infonet

Bạn có thể quan tâm