Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách chính quyền ông Trump thu hồi hàng loạt visa du học sinh

Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) cho biết đã sử dụng 10-20 nhân viên để sàng lọc và chấm dứt tình trạng pháp lý của hàng nghìn sinh viên quốc tế.

Hàng nghìn sinh viên quốc tế bị ảnh hưởng bởi chính dịch thu hồi visa của chính quyền Trump. Ảnh: Shutterstock.

Theo thông tin từ DHS, khoảng 10-20 nhân viên đã được giao nhiệm vụ kiểm tra tên của 1,3 triệu sinh viên nước ngoài thông qua Trung tâm Thông tin Tội phạm Quốc gia (NCIC), một hệ thống dữ liệu do FBI quản lý.

Thông tin này được tiết lộ tại một phiên tòa ở Washington, nơi tòa án xem xét việc hàng nghìn sinh viên quốc tế bị chấm dứt tình trạng hợp pháp trong vài tháng gần đây.

Sau quá trình rà soát, hệ thống cho ra khoảng 6.400 trường hợp “trùng khớp”. Từ đó, nhiều sinh viên bị hủy hồ sơ trên hệ thống Thông tin Khách Du lịch và Sinh viên Trao đổi (SEVIS).

DHS gọi hoạt động này là Sáng kiến rà soát sinh viên có tiền án tiền sự (Student Criminal Alien Initiative).

Theo ông Andre Watson, trợ lý giám đốc DHS, những nhân viên được giao nhiệm vụ làm việc dưới vai trò phân tích dữ liệu. Quá trình thực hiện kéo dài 2-3 tuần, dưới sự giám sát của quyền Giám đốc điều hành DHS Robert Hammer.

Sau khi đối chiếu, tên của các sinh viên được chuyển cho Bộ Ngoại giao. Theo ông Watson, khoảng 3.000 sinh viên đã bị thu hồi visa và bị yêu cầu chấm dứt hồ sơ SEVIS.

Chiến dịch thu hồi visa hàng loạt bắt đầu từ tháng 3/2025. Trước đây, DHS từng tiến hành những đối chiếu tương tự với từng trường hợp cụ thể, nhưng quy mô lần này lớn chưa từng có trong 4 năm qua.

Nhiều người chỉ trích hành động này dường như nhằm vào những sinh viên từng tham gia hoạt động chính trị hoặc có tiền sử pháp lý, như vi phạm giao thông khi say rượu.

Tuy nhiên, trong một thời gian dài, chính phủ không công bố rõ ràng tiêu chí cụ thể để hủy visa và hồ sơ, khiến nhiều sinh viên bị thu hồi thị thực mà không được báo trước.

Các chuyên gia và luật sư bày tỏ lo ngại trước cách làm này. Luật sư Jath Shao, người đại diện cho nhiều sinh viên bị ảnh hưởng, nhận định việc sử dụng công nghệ cho mục đích cưỡng chế di trú nghe như viễn tưởng, nhưng nó đang xảy ra.

Vấn đề ở đây không chỉ là công nghệ, mà là cách nó được sử dụng có thể tạo tiền lệ nguy hiểm.

Shao cũng đặt nghi vấn về độ chính xác và tính đầy đủ của quy trình. Ông cho rằng với lượng dữ liệu lớn, nhóm 10 nhân viên khó có thể đảm bảo mọi thông tin được kiểm tra kỹ. Việc chỉ đối chiếu tên có thể gây nhầm lẫn, đặc biệt với những tên phổ biến như “Mohammed” hay “Juan”.

Bà Kathleen Bush-Joseph, chuyên gia thuộc Viện Chính sách Di trú Mỹ, cho biết cơ sở dữ liệu NCIC không phải lúc nào cũng cập nhật đầy đủ và thường thiếu thông tin về kết quả cuối cùng của các vụ việc. Việc kiểm tra lý lịch chính xác cần nhiều bước xác minh hơn ngoài việc quét dữ liệu đơn thuần.

Thực tế, một số sinh viên đã bị ảnh hưởng dù không có tiền án. Ví dụ, Suguru Onda, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Brigham Young (Mỹ), từng bị phạt hành chính liên quan đến việc câu cá vào năm 2019, nhưng sau đó vụ việc đã bị bác bỏ.

Tuy vậy, vài tuần trước, anh vẫn bị chấm dứt tình trạng hợp pháp vì “có liên quan đến kiểm tra hồ sơ hình sự hoặc đã bị thu hồi visa”.

"Công nghệ đã giúp đẩy nhanh quá trình, nhưng cũng cho thấy những giới hạn của nó”, bà Bush-Joseph nhận định.

Luật sư Shao nói thêm rằng sự việc không chỉ khiến du học sinh lo sợ. Ngay cả công dân Mỹ cũng bắt đầu e ngại khi phải ký tên bảo lãnh hay liên quan đến các thủ tục di trú.

Sách dành cho thời thanh xuân đã qua của bạn

Dành cho những độc giả muốn hoài niệm về một thời thanh xuân đã qua (hoặc chưa từng qua), mục Giáo dục trân trọng giới thiệu Ai đó chạy cùng ta, câu chuyện về tình yêu, về tuổi trẻ "tuột xích", về hành trình trưởng thành, đặt trong bối cảnh xã hội Israel hiện đại; hay Nắp biển, một lời tự sự của người ưa hoài niệm trong những khoảnh khắc cô đơn chỉ biết nhớ về những điều đã cũ; hoặc thân thuộc hơn, 8 bộ manga nổi tiếng về chủ đề thanh xuân.

Du học sinh Việt Nam ra sao trước sóng thu hồi cả nghìn visa tại Mỹ?

Chỉ sau khoảng một tháng, gần 1.000 sinh viên quốc tế tại Mỹ bị thu hồi visa. Sự leo thang này đặt ra nhiều lo ngại về tương lai của các du học sinh đang theo học tại nước này.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm