Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách dạy con tự lập của mẹ Việt ở Thụy Sĩ

Tâm Phan, MC Minh Trang là những bà mẹ được biết đến với các phương pháp dạy con tự lập rất hiệu quả.

Tôn trọng và kỷ luật

Tôn trọng con và kỷ luật với bản thân người mẹ là hai nguyên tắc cơ bản trong phương pháp dạy con của nữ nhà văn Tâm Phan. Bé Jenna, con gái của nữ nhà văn này, khi 2 tuổi đã biết tươi cười niềm nở khi gặp người lạ, đến giờ ăn là tự kéo bàn, tự xúc ăn ngon lành, 8h tối tự chào bố mẹ rồi vào phòng riêng đi ngủ, 7h sáng hôm sau tự tỉnh dậy đánh thức bố mẹ bằng một bài hát.

Phạt con ăn cắp, bố đưa ảnh bêu riếu trên Facebook

Một ông bố đã đưa ảnh con gái lên mạng xã hội với lời chú thích ăn cắp lợn đất của em trai, tiền từ ông bà, học phí…

Giờ đây Jenna 5 tuổi, bé đã tự quyết định trường học, tự chọn môn học ngoại khóa, tự lựa chọn bạn để chơi, giao tiếp cởi mở, tự làm thành thạo các sinh hoạt cá nhân như một người lớn.

Tâm Phan ngay từ lúc sinh đã chăm con rất nhàn, chị ở bên con như một người bạn để chia sẻ, tâm sự chứ không phải “đầu bù tóc rối” như phần đông mẹ Việt đang chăm con nhỏ. Nữ nhà văn chia sẻ rằng, để áp dụng thành công một phương pháp dạy con nào đó, cha mẹ cần phải bản lĩnh và có tính kỷ luật.

Bé Jenna 5 tuổi đã được mẹ cho phép tự quyết định trường học, tự chọn môn học ngoại khóa mà bé thích.
Bé Jenna 5 tuổi đã được mẹ cho phép tự quyết định trường học, tự chọn môn học ngoại khóa mà bé thích.

“Như chuyện tập cho con ngủ riêng, là người mẹ, nghe thấy tiếng con khóc là sẽ mủi lòng, nếu bà mẹ đó không kìm được, chạy đến bế con lên vỗ về thì sẽ thất bại. Nhưng một khi đã vượt qua được đêm đầu tiên thì bé chỉ khóc thêm 1-2 đêm nữa rồi sẽ thành công”, nữ nhà văn chia sẻ.

Chị cho biết, việc cha mẹ lo lắng, chăm bẵm cho con từng ly từng tí không những khiến cha mẹ vất vả, tự mua việc vào thân mà đó còn là biểu hiện không tôn trọng con trẻ.

“Cha mẹ với ý tốt là muốn chăm con, lo cho con nhưng can thiệp quá sâu vào cuộc đời của con, luôn bắt con phải làm theo ý mình, o ép, nhà nặn con trở thành người theo ý thích của cha mẹ. Đứa trẻ lớn lên, quen với sự sắp đặt của cha mẹ, chúng không biết mình là ai, không biết mục đích sống của mình là gì, làm mọi thứ theo ý cha mẹ, vô hình chung cha mẹ đã giết chết ước mơ của con, làm thui chột tài năng của con. Đứa trẻ sẽ không thể hạnh phúc khi mọi thứ chúng làm đều do quyết định của người khác”, chị chia sẻ.

Tác giả cuốn Lần đầu làm mẹ luôn khuyến khích con gái Jenna chia sẻ chính kiến, chị lắng nghe con, tôn trọng các quyết định của con. Theo chị, điều quan trọng nhất là cha mẹ phải tôn trọng các quyết định của con, đứng ngang hàng với con để sẻ chia, tâm sự chứ không phải là đưa ra các mệnh lệnh bắt con phải tuân thủ.

Một số việc mà Tâm Phan đã làm để tập cho con cách sống tự lập: Cho con ngủ riêng ngay từ ngày đầu từ bệnh viện về nhà, không bồng bế con mà để con tự nằm chơi, để con tự đi bộ đến trường, để con tự đứng dậy khi vấp ngã, không bao giờ quát tháo con, huấn luyện cho con thói quen ăn ngủ đúng giờ.

“Cha mẹ lúc nào cũng có thể yêu thương con mà không phải nuông chiều con; cha mẹ lúc nào cũng có thể nghiêm khắc mà không cần đánh đập con”, nữ nhà văn chia sẻ.

'Xả rác là vô ý thức, không biết nghĩ cho người khác'

"Đâu đâu cũng ô nhiễm, hôi thối, rác bẩn. Do bạn, do tôi hay ai đã làm môi trường ra nông nỗi này?" - độc giả Xuân Hiến chia sẻ.

Để con trải nghiệm cả những thứ bẩn và nguy hiểm

MC Minh Trang (TrangMoon) được nhiều bà mẹ bỉm sữa biết đến không chỉ bởi tài năng trong sự nghiệp mà còn nhờ vào phương pháp dạy con khoa học. Bé Daisy, con gái cưng của nữ MC cũng khiến nhiều người trầm trồ khi ở tuổi mẫu giáo bé đã biết ăn uống tự giác, tự đeo cặp sách đi học, thích đi bộ, thích đọc sách…

Cũng giống như Tâm Phan, nữ MC này nuôi dạy con không theo khuôn mẫu của người Việt, chị đã dành rất nhiều thời gian bên con, để con trải nghiệm cuộc sống ngay từ khi còn nhỏ thay vì ôm ấp bao bọc con như phần đông các mẹ Việt vẫn làm.

Minh Trang thường hay dạy con tính tự lập qua những công việc nhà đơn giản, quen thuộc.
Minh Trang thường hay dạy con tính tự lập qua những công việc nhà đơn giản, quen thuộc.

Cho con đi nhà trẻ từ 12 tháng tuổi: Đây là độ tuổi khá sớm so với quan niệm của nhiều người Việt, thậm chí nhiều người còn cho rằng hành động này là nhẫn tâm, tội nghiệm con. Tuy nhiên, theo nữ MC này thì cho con đi nhà trẻ sớm có rất nhiều cái lợi. Con được chơi, được quan tâm, được chăm sóc khi lớp học rộng hơn ở nhà lại có nhiều thầy cô và bạn bè. Con sẽ biết nhanh hơn, học nhanh hơn. Đi trẻ sớm con dễ hòa động hơn, hạn chế tối đa việc con lạ, khóc, quấy vào những ngày đầu tiên đi học khi ở độ tuổi 2-3.

Cho con chơi những thứ bẩn và nguy hiểm: Thay vì việc nói không với những thứ bẩn, Minh Trang cố gắng giảm thiểu sự "bẩn" đến mức tối đa, và biến nó thành một trò chơi, một khám phá mới cho Daisy.

Thay vì việc nói không và dọa bao nhiêu thứ kinh khủng khi con đòi chơi với những thứ nguy hiểm, Minh Trang cho con thử (ở mức độ và khuôn khổ cho phép) để Daisy hiểu được nó nguy hiểm, và không nên vì sao. Nữ MC quan niệm rằng, chỉ có trải nghiệm mới giúp con cứng cáp và trưởng thành hơn.

Nữ MC khuyến khích con vào bếp, cho con làm quen và tham gia việc nấu nướng với mẹ, cho con đi chợ và sờ mó mọi thứ ở chợ, cho con nghịch thức ăn trong khi ăn, để con nắm tay mẹ tự đi bộ sang đường,…

Để con làm việc nhà: Minh Trang khuyến khích con làm tất cả mọi thứ phù hợp với độ tuổi, giặt quần áo, phơi quần áo, gấp quần áo, lau dọn nhà, tưới cây, chăm sóc cây cảnh, phân loại giấy rác, đặc biệt là nấu ăn... mỗi việc lại là một cơ hội tuyệt vời để con khám phá thế giới xung quanh.

Cho con dùng Facebook với những điều kiện sau

Như bất cứ điều gì trên thế giới này, mạng xã hội có thể là thứ tốt nếu biết sử dụng có trách nhiệm và giới hạn, đặc biệt là với những đứa trẻ đang độ tuổi vị thành niên.

http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/257341/sung-sot-voi-cach-day-con-tu-lap-cua-me-viet-o-thuy-si.html

Theo Kim Minh/VietNamNet

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm