Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Xả rác là vô ý thức, không biết nghĩ cho người khác'

"Đâu đâu cũng ô nhiễm, hôi thối, rác bẩn. Do bạn, do tôi hay ai đã làm môi trường ra nông nỗi này?" - độc giả Xuân Hiến chia sẻ.

Độc giả Xuân Hiến chia sẻ góc nhìn trên Zing.vn:

“Thế là đã hết 2/9, kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Việt Nam. Năm nay, dân ta được xem duyệt binh, diễu hành hoành tráng. Như các dịp khác, chúng ta đều đổ ra đường, rất đông và nhốn nháo, trừ đám tang bác Giáp.

Tối 2/9, mọi người đều mong đợi màn bắn pháo hoa. Sáng hôm sau, các anh chị lao công phải làm việc nhưng không thể thoải mái, bởi quá nhiều người quên mất ý thức hay còn gọi là vô ý thức. 

Hình ảnh chiến sĩ che nắng cho em bé hút 23.000 like

Khoảnh khắc người dân thủ đô đội mưa đi xem pháo hoa và chiến sĩ che nắng cho em bé trong lễ diễu binh... là những hình ảnh ấn tượng trong ngày 2/9.

Chúng ta dễ dàng bắt gặp cảnh xả rác bừa bãi mọi nơi. Vỏ chai nước suối, túi ni lông, các loại hộp nhựa, giấy... nằm trên đường, sân bóng, bến xe, công viên, chùa chiền, hồ nước, nơi công cộng. Mọi người nghĩ đơn giản rằng, những nơi đó không phải của ai, ta vứt rác của ta, bẩn nhà ai chứ chẳng bẩn nhà ta.

Hành động xả rác vô tội vạ đến một lúc nào đó, mà lúc đó là lúc này, các bạn nhìn xung quanh, đâu đâu cũng ô nhiễm, hôi thối, rác bẩn. Do bạn, do tôi hay ai đã làm môi trường ra nông nỗi này?

Rác tại công viên.
Rác tại công viên.

Các bạn thử hỏi google, tỷ lệ tử vong do ung thư ở Việt Nam đang nằm ở đâu so với thế giới? Chúng ta được xem có thứ hạng nhất, nhì nhé. Do đâu các bạn biết không? Đó là do chúng ta vứt rác bừa bãi và vô ý thức, do sự thiếu hiểu biết, chỉ nghĩ đến bản thân, chẳng nghĩ đến xã hội, tương lai con cháu.

Một lần tôi thấy ông bố buổi chiều đẩy con ra vườn hoa hóng gió. Ông để con ngồi chơi trong xe và vô tư châm điếu thuốc hút đúng chiều gió, khói thuốc bay về hướng đứa bé. Thế nhưng ông vẫn mỉm cười mãn nguyện, trông có vẻ rất hạnh phúc.

Hay một ngày khác, bà mẹ đưa con đi học bằng ô tô xịn lắm. Khi gần đến cổng trường, bà hạ kính xe, đứa nhỏ ném hộp đựng xôi và túi ni lông xuống đường.

Rồi ngày Táo Quân, mấy cô chú mua cá vàng mang ra hồ thả. Họ cũng tôn trọng truyền thống, lễ nghĩa nhưng khi thả cá, họ lại ném luôn túi ni lông đựng cá.

Hay đi lễ chùa, nhiều người thấy biển: “Không để lại rác cũng là công đức", nhưng rác vẫn nằm khắp nơi tại chốn linh thiêng.

Sau mỗi trận đá bóng, sân vận động cũng thành bãi rác.

Nhiều cặp đôi ra công viên uống nước, tâm sự, khi đứng dậy đi về, chỗ ngồi của họ cũng thành đống rác.

Xung quanh chúng ta vẫn còn rất nhiều câu chuyện liên quan đến chuyện xả rác. Vì sao?

Rac trên đường sau lễ diễu hành 2/9.
Rác trên đường sau lễ diễu hành 2/9.

Quay lại chuyện ý thức, tôi nghĩ đơn giản, ý thức hay vô ý thức khác nhau là biết nghĩ cho người khác. Nếu một ai bảo tôi vô ý thức, ý họ là tôi không biết nghĩ cho người khác.

Ý thức không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi, chỉ chuyển từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác. Thế nên hành động xả rác vô tội vạ bao đời nay không thay đổi.

Nếu bố mẹ không biết thế nào là ý thức thì con cái cũng không bao giờ biết.

Thế nên, từ bây giờ, chúng ta cần dạy con trẻ những việc đơn giản như biết vứt hộp sữa, vỏ kẹo bánh... sau khi ăn uống vào thùng rác.

Hãy dạy con từ tấm bé biết nhặt những túi nilon vương vãi trước cửa, ngoài ngõ,… bỏ vào thùng rác. Từ việc nhỏ như vậy, chúng sẽ dần có ý thức, văn minh, sống có ích, biết cách sống vì người khác hơn.

Tôi chỉ quan niệm đơn giản, sống là chia sẻ. Bởi khi tôi làm như vậy, tôi thấy mình hạnh phúc”.

Đồng phục trường Marie Curie giống teen Hàn gây tranh cãi

"Học tập sự thoải mái, năng động của nước ngoài cũng cần có chọn lọc, không nên áp dụng máy móc" - một độc giả chia sẻ.

Độc giả Xuân Hiến

Ảnh: NVCC

Bạn có thể quan tâm